Việt Nam Muốn Tăng Gấp Đôi Số Năng Suất Xử Lý Container Nội Địa

Chính phủ Việt Nam đang xem xét đầu tư lên đến 800 triệu USD để bổ sung thêm nhiều cảng container nội địa (ICD) vào năm 2023

Theo Kế hoạch phát triển cảng nội địa giai đoạn 2021 -2023 mà bộ GTVT đã trình Thủ tướng Phạm Minh Chính, việc phát triển cảng nội địa sẽ tập trung vào các cảng lớn như Hải Phòng ở phía Bắc và Cái Mép-Thị Vải ở phía Nam.

Cục Hàng hải Việt Nam lưu ý rằng trong số 10 ICD hiện tại của Việt Nam, có một cảng nằm ở khu vực phía Bắc. Trong số 4.2 triệu TEU do các ICD xử lý hằng năm thì có 3,65 triệu TEU do khu vực phía Nam xử lý và một ICD duy nhất ở phía Bắc chỉ chiếm khoảng 450.000 TEU. Để giải quyết sự mất cân bằng này, cần phát triển hơn nữa các cảng nội địa. Để đáp ứng các nhu cầu chi phí, chính phủ được khuyến khích xem xét quan hệ đối tác công tư.

Bộ giao thông vận tải khuyến nghị nâng tổng công suất hàng năm của các ICD lên 6 triệu đến 8.7 triệu TEU vào năm 2025. Xa hơn nữa, đến năm 2030, tổng công suất có thể được tăng thêm 25%-35%.

Xu hướng nâng cấp cơ sở hạ tầng của các ở Việt Nam là một dấu hiệu đặc biệt cho thấy Châu Á đang trở thành tâm điểm của dòng chảy thương mại toàn cầu, sau khi từng là khu vực sản xuất từ những năm 1990 đến đầu những năm 2000.

Hiện nay, nền kinh tế Châu Á đã trở thành nguồn tiêu thụ chính và gần 60% xuất khẩu của Châu Á đều ở trong khu vực.

Vào năm 2022, một công ty logistic có trụ sở tại Singapore, YCH Group và Tập đoàn T&T Group, một tập đoàn của Việt Nam, đã nhận được tài từ một đơn vị World Bank, Tập đoàn International Finance để phát triển một cảng nội địa trị giá 300 triệu đô la Mỹ ở tại tỉnh Vĩnh Phúc, miền Bắc Việt Nam. Cơ sở được gọi là Vietnam SuperPort, dự kiến sẽ khai trương vào năm 2024.

Nguồn: Container News


Tin tức liên quan

NĂNG LỰC VẬN TẢI GIẢM MẠNH TRONG THÁNG 9
NĂNG LỰC VẬN TẢI GIẢM MẠNH TRONG THÁNG 9

1909 Lượt xem

Theo Báo cáo mới nhất của LMI cho thấy hiện tượng tắc nghẽn trên các nút thắt trong chuỗi cung ứng gây nên sự căng thẳng trên toàn cầu.

Công nghệ hàng hải 2021: Tối ưu hóa vẫn dẫn đầu chương trình nghị sự
Công nghệ hàng hải 2021: Tối ưu hóa vẫn dẫn đầu chương trình nghị sự

1606 Lượt xem

Bảo trì thông minh và giám sát theo điền kiện bằng việc sử dụng trí tuệ nhân tạo & phân tích dữ liệu đám mây big-data kết hợp với các cảm biến trên tạo ra cái gọi là “bảo trì đúng thời gian” cho phép tiết kiệm đáng kể trên chi phí vận hành nói chung (vessel OPEX) cũng như sự tập trung và hành động tối ưu hoá của cả nhân viên trên bờ và trên tàu về độ ưu tiên, Caroline Huot, Phó chủ tịch cấp cao về quản lý tàu tại Delta Shipping Corp dự đoán.

Tắc nghẽn ở cảng Trung Quốc gia tăng do các lệnh phong tỏa cục bộ và thời tiết xấu
Tắc nghẽn ở cảng Trung Quốc gia tăng do các lệnh phong tỏa cục bộ và thời tiết xấu

1598 Lượt xem

Các biện pháp phong tỏa cục bộ kết hợp với thời tiết mưa bão đang một lần nữa gây ra tình trạng tắc nghẽn gia tăng tại nhiều cảng trên khắp Trung Quốc.


Bình luận
  • Đánh giá của bạn
Đã thêm vào giỏ hàng