CẢNG TRUNG CHUYỂN VÀ CHUYỂN TẢI LÀ GÌ?

Có phải là vận chuyển trực tiếp không? Đây là một câu hỏi thường gặp khi vận chuyển hàng hoá ra nước ngoài. Vận chuyển trực tiếp khác với việc trung chuyển hàng hoá. Hai thuật ngữ này được sử dụng trong tất cả các phương thức vận tải, có thể là đường bộ, đường biển hoặc đường hàng không.

Để hiểu rõ trung chuyển là gì, đầu tiên chúng ta hãy tìm hiều về vận chuyển trực tiếp

Vận chuyển trực tiếp

Lô hàng trực tiếp

Khi hàng hoá được vận chuyển từ vị trí A đến Z và chúng được xếp lên con tàu đi thẳng từ cảng A đến cảng Z, cảng A là cảng xếp hàng đầu tiên, còn cảng Z là điểm đến cuối cùng của hàng hoá, đó được gọi là chuyển hàng trực tiếp.

Còn tàu sẽ đi thẳng từ cảng A đến Z mà không dừng tại bất cứ cảng nào khác hoặc ghé vào một số cảng khác trên đường để nhận hoặc dỡ hàng hóa khác. 

Trung chuyển

Khi hàng hóa được chuyển xuống một cảng trung gian và xếp lên một con tàu khác để thực hiện hành trình tiếp theo tới điểm đến cuối cùng, đó được gọi là trung chuyển. Cảng được dùng để chuyển hàng xuống để chờ tàu trung chuyển được gọi là cảng trung chuyển. Tàu trung chuyển có thể được lên kế hoạch khởi hành sau một ngày hoặc hơn, trong thời gian đó hàng hóa sẽ phải ở trên bờ.

Chuyển tải

Trong ví dụ trên, nếu hàng hoá được vận chuyển từ cảng A đến cảng E thì được dỡ xuống và sau đó được chuyển lên một con tàu khác để vận chuyển từ cảng E đến cảng Z, đó được gọi là trung chuyển. Cảng E là cảng trung chuyển. Quá trình vận chuyển có thể liên quan đến một hoặc nhiều cảng giữa cảng xuất phát và cảng dỡ hàng cuối cùng.

Tại sao phải trung chuyển hàng hoá mà không vận chuyển trực tiếp?

Việc vận chuyển trực tiếp có thể không khả dụng giữa hai cảng. Ví dụ, không có chuyến đi trực tiếp đến hầu hết các cảng của Úc từ các lục địa khác. Hàng hóa đi Úc từ Mỹ, Châu Âu, Châu Phi, Trung Đông, Châu Á thường trung chuyển qua Singapore hoặc Port Klang, Malaysia.

Một ví dụ khác là khi container không không còn chỗ để chuyển hàng trực tiếp. Mặc dù các chuyến hàng trực tiếp thường đến đích nhanh hơn và các doanh nghiệp có thể giao hàng đến đúng thời hạn. Hãy cùng chúng tôi xem làm thế nào điều này hoạt động thông qua một ví dụ.

Công ty The Electran ở Kolkata, Ấn Độ, nhận được đơn hàng vận chuyển 200 động cơ điện đến Lena & Co., Cairo, Ai Cập, bằng đường biển, sẽ được giao trong 18 ngày. Đi thẳng từ Cảng Kolkata đến Ain Sokhna ở Ai Cập mất 24 ngày, tàu sẽ ghé cảng Jurong, Singapore, trên đường đi. Tuy nhiên, một lựa chọn khác dành cho công ty Electran là trung chuyển container qua Cochin, từ đó nó sẽ bắt một chuyến đi thẳng tới Ain Sokhna. Trong trường hợp thứ hai, chỉ mất 17 ngày để đến Ai Cập.

bàn trung chuyển

Trong ví dụ này thì việc vận chuyển trực tiếp sẽ mất thời gian tới đích đến hơn do số lượng cảng ghé trên dọc tuyến đường, tổng khoảng cách đến đích,...Trong khi trung chuyển hàng hoá sẽ kết nối nhanh sau khi chuyển container xuống cảng Cochin và được chuyển đến Ain Sokhana nhanh hơn.

Ưu điểm của việc trung chuyển hàng hoá

Việc trung chuyển hàng hoá thường sẽ tiết kiệm hơn so với vận chuyển trực tiếp. Điều này là do nhu cầu vận chuyển trực tiếp cao hơn và tốn kém hơn. Thời gian giao hàng trực tiếp ngắn hơn và số lần hàng hóa được xử lý ít hơn là hai lý do chính làm tăng chi phí vận chuyển trực tiếp.

Phí hải cảng đôi khi có thể thấp hơn tại các cảng trung chuyển nhỏ hơn nên sẽ tiết kiệm chi phí hơn. Trong một số trường hợp, việc trung chuyển hàng hóa có thể nhanh hơn, vì các chuyến hàng trực tiếp đi theo một lộ trình dài hơn trong khi đi qua các cảng chính.

Ưu điểm của Vận chuyển hàng hóa trung chuyển

Các cảng trung chuyển và các dịch vụ trung chuyển kết nối sẵn có từ các cảng này mang đến cho doanh nghiệp sự linh hoạt lớn trong việc vận chuyển hàng hóa. Các hãng vận chuyển lớn không thể neo đậu tại các cảng nhỏ và trong vài trường hợp như vậy thì việc trung chuyển có thể là lựa chọn duy nhất để vận chuyển hàng hóa đến những nơi như vậy.

Tuy nhiên, việc trung chuyển cũng dễ bị hoãn lại khi hàng hoá phải chuyển xuống và được giữ trong kho tạm thời và sẽ được xếp lên một tàu khác để tiếp tục vận chuyển đến đích. Sự chậm trễ do tắc nghẽn cảng, các vấn đề khác hoặc thời tiết khắc nghiệt có thể dẫn đến mất kết nối và thời gian thực hiện lâu hơn. Khả năng hư hỏng hàng hóa cao hơn trong trường hợp xử lý nhiều lần.

Các cảng trung chuyển hàng đầu thế giới

Cảng Singapore

Đây là cảng trung chuyển lớn nhất trên thế giới. Nó chủ yếu phục vụ cho việc kết nối giữa Úc và toàn thế giới. Ước tính có khoảng 20% ​​hàng hóa đường biển toàn cầu được trung chuyển qua cảng Singapore.

Cảng Thượng Hải

Là khu cảng container tự động lớn nhất, nó xử lý khoảng 21 triệu TEU hàng năm chỉ riêng trong các chuyến hàng trung chuyển.

Cảng Busan

Đây là cảng trung chuyển lớn thứ ba trên thế giới. Khối lượng trung chuyển hàng năm trong năm ngoái là hơn 12 triệu TEU.

Các hãng tàu lớn như là MSC, AP Moller-Maersk, CMA CGM,...kết nối với hầu hết tất cả các cảng trên thế giới. Họ đã chỉ định các trung tâm hoặc cảng trung chuyển đóng vai trò là điểm kết nối trung chuyển.

Cảng Salalah, Oman, là trung tâm trung chuyển hàng hóa đến Trung Đông của Maersk Lines. Cảng Mundra ở Ấn Độ, cùng với Công ty Vận tải biển Địa Trung Hải (MSC), đã hoàn thành giai đoạn phát triển và mở rộng lớn để đóng vai trò là trung tâm trung chuyển quan trọng cho các chuyến hàng đến Trung Đông, Nam Á và Ấn Độ.

Chiến lược sắp tới của các cảng trung chuyển ở Ấn Độ

Ấn Độ đang tập trung phát triển các cảng trung chuyển để đáp ứng lưu lượng container ngày càng tăng. Hiện tại, khoảng 75% hàng trung chuyển của đất nước này đều được xử lý tại các cảng ở Colombo, Singapore, Malaysia và Dubai.

Cảng trung chuyển container quốc tế (ICTP) sắp được xây dựng tại Vịnh Galathea có vị trí chiến lược thuộc Quần đảo Nicobar ở Vịnh Bengal. Sau khi hoàn thành vào năm 2028, giai đoạn đầu sẽ có công suất xử lý container là 4 triệu TEU hàng năm.

Giai đoạn đầu tiên trong ba giai đoạn của Cảng biển nước sâu đa năng quốc tế Vizhinjam gần gần Trivandrum, Kerala, dự kiến ​​sẽ hoàn thành vào tháng 9 năm nay. Cảng biển đa năng này nằm gần các tuyến đường vận tải quốc tế vì thế chủ yếu sẽ hỗ trợ vận chuyển hàng rời.

Đối với vận chuyển theo nhóm hay là LCL, trung chuyển hàng hóa khá phổ biến trong đó hàng hóa được dỡ tại cảng trung chuyển và được xếp với hàng hóa khác đi đến cùng một điểm đến dưới dạng một container đầy. Các cảng trung chuyển rất quan trọng đối với ngành vận tải hàng hóa vì các cảng biển nhỏ thường không có cơ sở hạ tầng để tiếp nhận các hãng vận tải hoặc khối lượng hàng hóa lớn.

Các phương tiện theo dõi và liên lạc theo thời gian thực và số hoá đã giúp việc xử lý các chuyến hàng trung chuyển ngày nay trở nên dễ dàng hơn nhiều.

Nguồn: Marineinsight.

Tác giả: Hari Menon.


Tin tức liên quan

LCL SHIPPING (LESS THAN CONTAINER LOAD – VẬN CHUYỂN HÀNG LẺ) - MỌI THỨ BẠN MUỐN BIẾT
LCL SHIPPING (LESS THAN CONTAINER LOAD – VẬN CHUYỂN HÀNG LẺ) - MỌI THỨ BẠN MUỐN BIẾT

3075 Lượt xem

Khi người ta nghĩ đến việc vận chuyển hàng hóa bằng đường biển, ngay lập tức ta sẽ gợi lên hình ảnh của những cần cẩu chở hàng khổng lồ nâng container lên từ các hãng vận tải hàng hóa khổng lồ, giúp đi qua các vùng biển kết nối các cảng khác nhau trên thế giới. Ước tính 85% thương mại toàn cầu được thực hiện bằng đường biển.

CÁC CHỈ SỐ ĐÁNH GIÁ HIỆU SUẤT CHÍNH (KPI) TRONG LOGISTICS
CÁC CHỈ SỐ ĐÁNH GIÁ HIỆU SUẤT CHÍNH (KPI) TRONG LOGISTICS

1856 Lượt xem

Các giám đốc điều hành công ty và người quản lý công ty quyết định như thế nào về thành tích của tổ chức họ? 

HIỂU BIẾT VỀ VÙNG BIỂN QUỐC TẾ: RANH GIỚI, QUYỀN TÀI PHÁN VÀ HẬU QUẢ PHÁP LÝ
HIỂU BIẾT VỀ VÙNG BIỂN QUỐC TẾ: RANH GIỚI, QUYỀN TÀI PHÁN VÀ HẬU QUẢ PHÁP LÝ

1592 Lượt xem

Biển và đại dương được chia thành các vùng riêng biệt, mỗi vùng có khung và ý nghĩa pháp lý riêng. Vùng biển quốc tế, hay còn được gọi là biển cả, đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong luật pháp quốc tế, hàng hải và khai thác tài nguyên.


Bình luận
  • Đánh giá của bạn
Đã thêm vào giỏ hàng