THAY ĐỔI MÔ HÌNH THƯƠNG MẠI KHIẾN MEXICO TRỞ THÀNH NHÀ XUẤT KHẨU SANG MỸ LỚN NHẤT

Có một sự thay đổi đáng kể ở quý 2 với sự phân chia rõ rệt cho cơ sở hạ tầng vận tải và nhân lực đã giúp Mexico vượt qua Trung Quốc để trở thành nhà xuất khẩu sang Mỹ hàng đầu.

dreamstime_s_172411679

Việc nhập khẩu từ Châu Á sang Mỹ đã sụt giảm trong quý đầu tiên theo báo cáo mới nhất của Supply Chain Stability Index được phát hành bởi Association for Supply Chain Management (ASCM) và KPMG.

Việc nhập khẩu hàng hoá bằng đường biển từ Châu Á đã giảm 27% so với cùng kỳ năm trước, trong khi đó việc nhập khẩu bằng đường hàng không giảm mạnh đến 50%.

Trung Quốc từng là quốc gia có sản lượng hang xuất khẩu lớn nhất nhưng hiện nay Mexico đã vượt qua và trở thành nguồn gốc hàng nhập khẩu hàng đầu của Mỹ chiếm khoảg 15%. Nhập khẩu từ Canada đã vượt qua Trung Quốc chiếm khoảng 5%.

Xuất khẩu hàng hoá của Mỹ đến Châu Âu và Châu Á cũng giảm, tuy nhiên tỷ lệ giảm không đáng kể: vận tải đường biển lần lượt giảm 26% và 6%, trong khi vận tải hàng không đến châu Á giảm 15% nhưng đến Châu Âu đã tăng lên 5%.

Nhưng ASCM cảnh báo song với những sự phát triển này cần phải điều chỉnh chuỗi cung ứng.

Ông Douglas Kent, Phó chủ tịch điều hành chiến lược và liên minh cho biết: “Việc tập trung sản xuất sản phẩm trong chính thị trường nội địa và xây dựng các chuỗi giá trị trong các quốc gia gần sẽ gây thêm áp lực lên các nguồn lực vốn đã cạn kiệt, cả về cơ sở hạ tầng và lao động.”

Về phía lao động, sẽ không còn cần nhiều công nhân tại cảng và nhân viên xử lý chuyển giao đa phương thức và thủ tục hải quan. Thay vào đó, sẽ cần nhiều nhân sự hơn tại các cảng đất liền để xử lý việc vận chuyển đường bộ. Sự thay đổi này cũng làm tăng nhu cầu đối với tài xế xe tải, điều này càng khiến tình trạng thiếu hụt trở nên trầm trọng.

Ông Kent nói rằng việc thay đổi cơ cấu sẽ không xảy ra ngay lập tức mà chúng sẽ mất nhiều năm.  Còn về mặt cơ sở hạ tầng thì Mexico cần nâng cấp hơn nữa.

Sự dịch chuyển nhanh chóng của ngành sản xuất từ ​​châu Á sang Mexico rút ngắn đáng kể chuỗi cung ứng và giảm thời gian chu kỳ, nhưng điều này không có nghĩa là các công ty có thể quay lại mô hình just-in-time. Chỉ số này cho thấy sự cải thiện về tính ổn định trong chuỗi cung ứng nhưng chỉ ở một mức độ hạn chế. Nó cho thấy sự ổn định ở mức 1,7 trong quý đầu tiên, chỉ giảm nhẹ so với 1,88 trong quý trước. Chỉ số 1 cho thấy sự ổn định bình thường.

Ông Kent lưu ý rằng các yếu tố đột phá nắm giữ vai trò quan trọng trong chiến lược chuỗi cung ứng. Và ông ấy cũng đề cập đến thời tiết, rủi ro địa chính trị, an ninh mạng và tính bền vững là những yếu tố cho thấy cần tiếp tục tập trung vào các chiến lược dự phòng, điều này dẫn đến việc tiếp tục duy trì mức tồn kho cao hơn như một biện pháp phòng ngừa nguy cơ và sự gián đoạn.

Việc tăng cường hợp tác cũng là một chủ đề thường xuyên đối với quản lý chuỗi cung ứng. Ông Kent chỉ ra rằng làm việc với các nhà cung cấp và nhà cung cấp dịch vụ vận chuyển trên cùng một lục địa không nhất thiết chuyển thành sự hợp tác dễ dàng hơn, cũng như việc rời khỏi châu Á không có nghĩa là các mối quan hệ hiện có sẽ chấm dứt, vì ngày càng có nhiều nhà cung cấp châu Á đang thiết lập chỗ đứng ở Mexico.

Ông nhấn mạnh rằng việc tập trung vào xây dựng chuỗi giá trị trong các quốc gia gần cần điều chỉnh toàn bộ chuỗi cung ứng, không chỉ hành trình từ tìm nguồn nguyên liệu thô đến vận chuyển thành phẩm. Ông nói rằng các nhà vận chuyển cũng cần điều chỉnh lại các sắp xếp vận chuyển hàng trở lại của họ.

Nguồn: The Loadstar

Tác giả: Ian Putzger


Tin tức liên quan

6 BIỂU ĐỒ CHO THẤY ẢNH HƯỞNG CỦA GIÃN CÁCH XÃ HỘI Ở VIỆT NAM ĐẾN CHUỖI CUNG ỨNG
6 BIỂU ĐỒ CHO THẤY ẢNH HƯỞNG CỦA GIÃN CÁCH XÃ HỘI Ở VIỆT NAM ĐẾN CHUỖI CUNG ỨNG

1354 Lượt xem

Việt Nam có thể đã kết thúc một trong những đợt giãn cách lâu nhất trong kỷ nguyên đại dịch vào ngày 1 tháng 10, nhưng các chuỗi cung ứng vẫn đang lao đao do những hệ quả của nó.
NHỮNG CON SỐ ĐẰNG SAU SỰ TĂNG TRƯỞNG PHI THƯỜNG CỦA HÃNG TÀU MSC
NHỮNG CON SỐ ĐẰNG SAU SỰ TĂNG TRƯỞNG PHI THƯỜNG CỦA HÃNG TÀU MSC

768 Lượt xem

Đã có nhiều bài báo viết về sự tăng trưởng của đội tàu Công ty Vận tải Địa Trung Hải (MSC) điều hành bởi Gianluigi Aponte trong thời kỳ bùng nổ của ngành vận tải container.

Bình luận
  • Đánh giá của bạn
Đã thêm vào giỏ hàng