TẠI SAO TÀU CONTAINER KHÔNG THỂ NHỔ NEO VÒNG QUANH CẢNG CALIFORNIA BỊ TẮC NGHẼN

Hiện tại, số lượng lớn tàu vận tải đang chờ ngoài khơi không ngừng tăng lên. Theo lời các chuyên gia, chỉ có một ít các cảng thay thế được cho là khả thi để hỗ trợ cảng then chốt của Quốc gia khi tiếp nhận hàng nhập khẩu châu Á.

 

73 tàu container đang lênh đênh ngoài các cảng Los Angeles và Long Beach vào Chủ Nhật vừa rồi, gần như gấp đôi số lượng tàu chờ so với 1 tháng trước. (Ảnh: Brittany Murray).

Dường như không có chuyến tàu nào ra khơi để hỗ trợ cho tình cảnh tắc nghẽn nghiêm trọng của các tàu container xung quanh khu vực cảng Los Angeles và Long Beach.

Theo Sở Giao dịch Hàng hải Nam California, các tàu mới đến làm tăng số lượng tàu đang chờ, phá kỷ lục chờ dỡ hàng vào ngày Chủ nhật với con số lên đến 73, gần gấp đôi số lượng tàu một tháng trước đây. Việc tăng đội tàu ở diện rộng đã trở thành một dấu hiệu rõ ràng cho thấy sự gián đoạn và sự chậm trễ làm ảnh hưởng đến chuỗi cung ứng toàn cầu. 

Trước đại dịch, rất hiếm để thấy tàu container nào đứng ngoài khơi chờ thả neo. 

Theo chia sẻ của các chuyên gia, những đoàn tàu lớn vẫn đang trong tình trạng tắc nghẽn bởi vì cả các hãng tàu lẫn khách hàng của họ có ít sự lựa chọn để thiết lập lại vô số chuỗi cung ứng vận chuyển hàng hóa vào Hoa Kỳ. Những chuỗi cung ứng này đã được thành lập và xây dựng trong nhiều thập kỷ xung quanh cửa ngõ Vịnh San Pedro - nơi đang bị ảnh hưởng nghiêm trọng do nhu cầu nhập khẩu tăng cao.

Mặc dù một số tàu đã quyết định chuyển sang các cảng nhập khẩu khác và một số ít chủ tàu đã thuê các tàu nhỏ hơn để chuyển hàng qua các cảng khác. Tuy nhiên, sự chuyển hướng này là nhỏ so với hàng trăm nghìn tàu container đang chờ dỡ hàng ở vùng biển ngoài khơi Nam California. 

“Mọi thứ đều phù hợp với Los Angeles.”, Nathan Strang, giám đốc tuyến thương mại cấp cao phụ trách các hoạt động đường biển tại Flexport Inc., một công ty giao nhận hàng hóa có trụ sở tại San Francisco cho biết. 

Sự tắc nghẽn trong năm nay là do nhập khẩu tăng vọt khi nhu cầu của người tiêu dùng ở Mỹ chuyển từ dịch vụ sang hàng hóa, cải thiện nhà ở và các nhà bán lẻ đã gấp rút bổ sung hàng tồn kho đã cạn kiệt vào năm ngoái trong những tháng đầu của đại dịch.

Các cảng lân cận của California là cửa ngõ chính bằng đường biển đến Hoa Kỳ nhờ sự phát triển của công nghiệp hóa container trong 60 năm qua và sự bùng nổ thương mại hàng hóa, đặc biệt là thương mại của Hoa Kỳ với Trung Quốc. Năm ngoái, hai cảng đã xử lý tương đương 8,8 triệu container nhập khẩu đã được xếp hàng, cao hơn gấp đôi so với 3,9 triệu thùng hàng đã đến cảng bận rộn tiếp theo của quốc gia tại New York và New Jersey.

Các cảng của California nằm trong phạm vi dễ dàng của Trung Quốc và các nhà máy sản xuất ra khối lượng lớn hàng điện tử, quần áo và một loạt các mặt hàng tiêu dùng khác. Họ có đủ đất để đặt hàng chục chiếc cần cẩu có khả năng làm rỗng các con tàu lớn cũng như các bến ngổn ngang để chứa các thùng hàng. 

Đoàn tàu container đang đậu chờ nhổ neo tại cảng Oakland. Những cảng nhỏ như Oakland và Seattle chỉ có thể hỗ trợ dỡ hàng cho một số ít tàu container đang chờ tại các cảng lớn như Los Angeles và cảng Long Beach. (Ảnh: Justin Sullivan)

Đối với các nhà bán lẻ nằm trong số các nhà nhập khẩu lớn tại Los Angeles và Long Beach, các cảng này giúp tiếp cận nhanh chóng đến một trong những trung tâm dân cư lớn nhất trong nước. Điều đó có nghĩa là họ có thể phân chia hàng hóa đến giữa một cơ sở tiêu dùng lớn tại địa phương và phần còn lại giao cho đơn vị vận chuyển đường sắt ổn định tiếp nhận. Từ đó, hàng hóa sẽ được trực tiếp vận chuyển đến những nơi còn lại của Hoa Kỳ thông qua các trung tâm nội địa, với hầu hết các thùng hàng đi qua Chicago.

Mặc dù có một số thiếu hụt, nhưng sự sẵn có của thiết bị vận tải đường bộ, diện tích của kho trữ hàng và nguồn lao động cũng lớn hơn nhiều so với các cảng khác. 

Các nhà điều hành vận chuyển cho biết các cảng Bờ Tây khác, như Oakland hoặc Seattle, chỉ đơn giản là không đủ lớn để xử lý hàng trăm nghìn container mà Los Angeles và Long Beach bốc dỡ, lưu trữ và di chuyển bằng xe tải hoặc đường sắt mỗi tuần.

Craig Grossgart, phó chủ tịch cấp cao phụ trách đường biển toàn cầu của Seko Logistics, một công ty giao nhận hàng hóa có trụ sở tại Itasca, Ill, cho biết: “Sẽ chỉ cần một phần rất nhỏ của cảng Los Angeles/Long Beach để áp đảo các cảng đó”.

Các nhà điều hành cho biết nhu cầu quá cao nên các chủ hàng sẵn sàng đi hầu hết các tuyến đường vào đất nước để bổ sung hàng tồn kho kịp thời cho kỳ nghỉ lễ.

“Chúng tôi đang sử dụng mọi cảng có sẵn ở ngoài kia.” Sri Laxmana, Phó chủ tịch phụ trách các sản phẩm viễn dương toàn cầu của C.H Robinson Worldwide Inc., nhà môi giới vận chuyển hàng hóa lớn nhất ở Bắc Mỹ cho biết.

Một số chủ hàng đã chuyển hàng hóa đến các cảng ở Vùng Vịnh và Bờ Đông của Hoa Kỳ, nhưng phương án thay thế đó cũng phải trả một khoản chi phí vì nó làm tăng thêm thời gian vận chuyển từ châu Á và các tuyến đường dài sẽ phải trả phí đắt hơn so với vận chuyển vào Bờ Tây. 

Bjorn Vang Jensen, phó chủ tịch chuỗi cung ứng toàn cầu của công ty dữ liệu hàng hải Sea-Intelligence ApS có trụ sở tại Đan Mạch cho biết: “Vận chuyển vào Bờ Đông là bí mật quan trọng cho những hãng tàu như chúng tôi, những người được vận chuyển sớm trong cuộc khủng hoảng.” Tuy nhiên, ông cũng cho biết thêm  "Nhưng bí mật đã lộ ra và bây giờ các cảng đó cũng bị siết chặt như những cảng khác là vì mọi người đều muốn đến đó."

Trong những tuần gần đây, Cảng Savannah đã có từ 20 tàu trở lên đang nhổ neo chờ cập bến. Griff Lynch, giám đốc điều hành của Cơ quan cảng Georgia, cho biết ông dự kiến tình trạng tắc nghẽn sẽ kéo dài ít nhất vài tuần nữa khi mùa cao điểm của vận chuyển tiếp tục.

“Điều này chưa bao giờ xảy ra trước đây,” ông nói. Các công ty giảm thiểu rủi ro bằng cách vận chuyển qua các cảng thay thế hiện cũng đang gặp khó khăn bởi tình trạng tắc nghẽn ở Nam California theo những tuyến đường khác.

Malouf Cos., một nhà bán lẻ đồ nội thất có trụ sở tại Logan, Utah, bắt đầu vận chuyển một số hàng hóa của mình qua Cảng Houston cách đây vài năm, hiện đang gặp khó khăn về nguồn tàu container vì hàng trăm nghìn thùng hàng đang trôi nổi trên các con tàu chờ dỡ hàng ở Los Angeles và Long Beach. 

Jordan Haws, Giám đốc chuỗi cung ứng của Malouf, cho biết công ty có khoảng 55% hàng tồn kho nếu được dự trữ đầy đủ. 

“Đó là một vòng luẩn quẩn mà chúng tôi đang mắc kẹt và cho đến khi cảng đó có thể đi vào hoạt động, tôi không thấy mọi thứ ổn định trong suốt chuyến tàu thương mại xuyên Thái Bình Dương,” ông nói.

Nguồn: https://www.wsj.com

 

Viết bởi: Paul Berger 


Tin tức liên quan

YANG MING GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI VI PHẠM HỢP ĐỒNG TỪ CHỦ HÀNG MỸ
YANG MING GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI VI PHẠM HỢP ĐỒNG TỪ CHỦ HÀNG MỸ

624 Lượt xem

Công ty Yang Ming giải quyết tranh chấp dân sự thông qua hòa giả ngoài Tòa án với một chủ hàng khả định họ là nạn nhân của hành vi thao túng giá cả thời đại dịch.

 

CÁC DÒNG CONTAINER ĐƯỢC THIẾT LẬP ĐỂ PHÁ VỠ KỶ LỤC LỢI NHUẬN VỚI 73% - MỘT KỶ LỤC CHƯA TỪNG CÓ
CÁC DÒNG CONTAINER ĐƯỢC THIẾT LẬP ĐỂ PHÁ VỠ KỶ LỤC LỢI NHUẬN VỚI 73% - MỘT KỶ LỤC CHƯA TỪNG CÓ

1167 Lượt xem

Các hãng container lớn nhất thế giới đang trên đà đạt lợi nhuận vào năm 2022, sẽ đứng đầu kỷ lục của năm ngoái là 73%, theo một dự báo mới, được thúc đẩy bởi các căng thẳng logistics và lao động đang siết chặt công suất trong bối cảnh nhu cầu nhập khẩu của Mỹ duy trì.

TRUNG QUỐC BÁO CÁO CÁC HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI VÀ VẬN CHUYỂN DIỄN RA BÌNH THƯỜNG - CẬP NHẬT TÌNH HÌNH PHONG TỎA TẠI SHANGHAI
TRUNG QUỐC BÁO CÁO CÁC HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI VÀ VẬN CHUYỂN DIỄN RA BÌNH THƯỜNG - CẬP NHẬT TÌNH HÌNH PHONG TỎA TẠI SHANGHAI

1649 Lượt xem

"Hải quan Shanghai đã thực hiện các biện pháp đặc biệt để đảm bảo rằng việc thông quan tại cảng lớn nhất thế giới đối với hàng nhập khẩu và xuất khẩu sẽ không bị ảnh hưởng bởi lệnh phong tỏa theo từng giai đoạn của thành phố."


Bình luận
  • Đánh giá của bạn
Đã thêm vào giỏ hàng