SỐ LƯỢNG TÀU VẬN TẢI Ở CÁC CẢNG TẠI VIỆT NAM TĂNG 21% TRONG NỬA ĐẦU NĂM NAY

Theo ông Hoàng Hồng Giang, Phó Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam (VMA), lượng hàng container vận chuyển qua các cảng Việt Nam tăng 21% so với cùng kỳ năm trước. Đạt hơn 14,7 triệu teu trong 6 tháng qua.

Viết bởi Michele Labrut                                                                        27/07/2021

Theo ông Hoàng Hồng Giang, Phó Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam (VMA), lượng hàng container vận chuyển qua các cảng Việt Nam tăng 21% so với cùng kỳ năm trước. Đạt hơn 14,7 triệu teu trong 6 tháng qua.

Ông Giang còn cho biết thêm số lượng hàng hóa xuất khẩu lên đến gần 4,8 triệu teu, đạt mức tăng trưởng 20%.Trong khi đó, lượng hàng hóa nhập khẩu tăng 21% nâng tổng số lên hơn 4,7 triệu teu. 

Khối lượng hàng hóa thông qua các cảng biển Việt Nam đạt hơn 425 triệu tấn trong năm nay, tăng 6% khi so sánh với cùng thời điểm năm 2020 bất chấp sự ảnh hưởng của Covid-19. Hàng hóa xuất khẩu đi qua tuyến đường này đạt tổng cộng khoảng 106 triệu tấn, tăng 9% so với cùng kỳ năm ngoái.

Ông Giang chia sẻ rằng trong kỳ kiểm tra vừa qua, khối lượng hàng hóa trung chuyển trong nước đạt khoảng khoảng 184 triệu tấn, tăng 7% so với cùng kỳ năm trước. 

Theo thống kê của VMA, trong năm nay, một số cảng biển tại Việt Nam có số lượng lớn tàu vận chuyển như ở Thái Bình (chiếm 65%), Đồng Tháp (chiếm 56%), Quảng Ngãi (chiếm 38%), Hải Phòng (16%), và Thành phố Hồ Chí Minh (chiếm 9%).

Theo Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (VIMC - trước đây là Vinalines), các cảng biển do Tổng công ty quản lý đã tiếp nhận 67 triệu tấn hàng hóa trong nửa đầu năm nay và ghi nhận doanh thu hơn 4,5 tỷ đồng, tăng 124% so với cùng kỳ năm ngoái. Các cảng biển đã thu được lợi nhuận trước thuế hơn 42,9 triệu USD trong 6 tháng vừa qua, con số đã tăng gấp đôi so với thời điểm này năm ngoái. 

Sau một thời gian dài thất thu, bộ phận vận tải biển của VIMC đã bắt đầu hồi sinh. Sự đảm bảo các hợp đồng được ký kết thành công cho các chủ thuê tàu và việc tăng giá cước gấp 5 lần cho các tuyến hàng hải Á-Âu đã góp phần vào việc tăng lợi nhuận cho công ty. 

Chủ tịch VIMC, ông Lê Anh Sơn cho biết tình hình lượng hàng hóa vận chuyển vào nửa cuối năm nay sẽ bị ảnh hưởng tiêu cực do sự bùng phát dịch Covid-19 hiện nay ở miền Nam, nơi vốn tập trung các khu vực kinh tế và công nghiệp trọng điểm. 

 

Nguồn: Seatrade-maritime.com


Tin tức liên quan

SCFI LẦN ĐẦU VƯỢT MỐC 4.000
SCFI LẦN ĐẦU VƯỢT MỐC 4.000

2108 Lượt xem

Chỉ số vận tải hàng hóa có container tại Thượng Hải (SCFI) -chỉ số tham chiếu điểm chuẩn- lần đầu tiên vượt mốc 4.000 điểm vào ngày 16/7/2021, tăng gấp 4 lần mức trung bình lịch sử với các hãng vận tải mà hiện giờ chắc chắn ghi nhận năm có lợi nhuận cao nhất trong lịch sử của họ. 

HAPAG-LLOYD TRANG BỊ CHO TOÀN BỘ CONTAINER CÁC THIẾT BỊ THEO DÕI THỜI GIAN THỰC
HAPAG-LLOYD TRANG BỊ CHO TOÀN BỘ CONTAINER CÁC THIẾT BỊ THEO DÕI THỜI GIAN THỰC

1485 Lượt xem

Hapag-Lloyd đã quyết định trang bị cho toàn bộ số container của mình các thiết bị theo dõi thời gian thực, sau khi triển khai trên các container lạnh của mình vào năm 2019.

Các hãng vận tải 'trong tình trạng hoảng loạn' khi đưa ra mức giá cước 'điên rồ' vì suy thoái kinh tế
Các hãng vận tải 'trong tình trạng hoảng loạn' khi đưa ra mức giá cước 'điên rồ' vì suy thoái kinh tế

877 Lượt xem

Các hãng vận tải biển đang trong “tình trạng hoảng loạn” khi các đơn hàng từ Trung Quốc đến Bắc Âu và bờ tây Hoa Kỳ tăng lên, khiến giá FAK (for all kinds of goods) chạm đáy mới.

 


Bình luận
  • Đánh giá của bạn
Đã thêm vào giỏ hàng