NĂNG LỰC VẬN TẢI GIẢM MẠNH TRONG THÁNG 9

Theo Báo cáo mới nhất của LMI cho thấy hiện tượng tắc nghẽn trên các nút thắt trong chuỗi cung ứng gây nên sự căng thẳng trên toàn cầu.

Một số chỉ số LMI đạt mức cao mới trong tháng 9 (Ảnh: Jim Allen / FreightWaves)

Theo một cuộc khảo sát chuỗi cung ứng được công bố hôm thứ Ba, tốc độ mà năng lực vận tải được ký kết tăng nhanh chóng vào tháng 9.

Trong 16 tháng tiếp theo, năng lực vận tải có xu hướng giảm dần. Chỉ số Quản lý Logistics (LMI - Logistics Managers’ Index) gần đây cho thấy dữ liệu thành phần về năng lực trên đã giảm 330 điểm từ tháng 8 xuống còn 37,2% trong tháng này.

Theo như báo cáo: "Chỉ số năng lực vận tải vẫn ở mức thấp kỉ lục trong lịch sử, cho thấy sức ép vẫn tiếp tục giảm. "Hơn nữa, dữ liệu của chúng tôi chỉ ra rằng chỉ số sức ép làm giảm năng lực vận tải vẫn còn tiếp diễn, điều này tác động cực kỳ lớn đối với các công ty trong lĩnh vực hạ nguồn thuộc chuỗi cung ứng (Chỉ số năng lực vận tải hạ nguồn “downstream Transportation Capacity Index” chỉ là 30,2), chứng tỏ các công ty đang phải đối mặt với những thách thức đáng kể trong việc tăng cường vận chuyển cho kỳ nghỉ lễ sắp tới."

LMI là một chỉ số khuếch tán trong đó chỉ số trên 50% cho thấy sự mở rộng và chỉ số dưới 50% cho thấy sự co lại.

Năng lực vận tải đã nằm trong phạm vi 30% ("sự co lại đáng kể") trong vòng 12 trên 14 tháng qua.

Những người trả lời khảo sát cũng không đặt kỳ vọng cao về năng lực vận tải trong tương lai. Trong khi ở nội địa nhiều người kỳ vọng cao hơn một chút ở mức 52%, tuy nhiên tâm lý mong đợi tương lai trong 12 tháng qua đã giảm 480 bps so với tháng trước.

Chỉ số LMI tổng thể đo lường hoạt động khác nhau trong chuỗi cung ứng, đã ghi nhận mức 72,2%  vẫn ở chế độ "mở rộng đáng kể" nhưng giảm 160 bp so với tháng 8. Chỉ số này đã đạt trên ngưỡng 70% trong 8 tháng liên tiếp và 11 trong số 13 tháng gần đây. Hai trường hợp ngoại lệ là "một phần hàng tồn kho được bán hết trong quý 4".

"Nếu có tồn tại một sự sụt giảm nào đó, có vẻ như nó sẽ không đến sớm", báo cáo cho biết thêm. "Hơn 131 tỷ gói hàng (khoảng 4.000 gói hàng mỗi giây) đã được giao vào năm 2020, khối lượng dự kiến sẽ tăng vào năm 2021 và được nâng lên tốt hơn vào năm 2022. Sự chậm trễ tồn tại ở mọi cấp độ trong chuỗi cung ứng và bắt kịp nhu cầu sẽ không phải là nhiệm vụ dễ dàng".

Cước phí vận tải biển cao kỉ lục

Chỉ số phụ của giá cước vận tải giảm 130 bps xuống 92,4%. Các công ty đối mặt với khách hàng dựa vào vào năng lực đã ký kết là 96,6%, đây là số liệu được ghi nhận cao kỉ lục trong lịch sử của LMI. Chỉ số giá “cao ngất ngưỡng” này thuộc báo cáo thứ sáu trong số bảy báo cáo cuối cùng đăng ký trên 90%.

Chỉ số giá logistics tổng hợp, bao gồm phí hàng tồn kho, phí kho bãi và chi phí vận chuyển, cũng đạt mức cao nhất mọi thời đại trong tháng qua.

Biểu đồ: LMI, Council of Supply Chain Management Professionals

"Sự gia tăng liên tục trong chi phí logistics tiếp tục cho thấy việc vận chuyển hàng hóa trở nên khó khăn đối với các công ty", theo báo cáo. "Quý IV thường là 'thời gian khủng hoảng' trong ngành logistics. Tuy nhiên, các số liệu đưa ra từ tháng 1 đến tháng 9 năm 2021 thể hiện mức chi phí chạm đỉnh chưa từng có trong bất kỳ khoảng thời gian chín tháng nào trong lịch sử.

Triển vọng tương lai của giá vận tải đạt giá trị 86,9%, điều này có nghĩa là tỷ lệ có thể vẫn sẽ "tăng mạnh" trong ít nhất một năm nữa.

Việc sử dụng phương tiện vận tải (69,5%) sẽ thắt chặt hơn nữa trong tháng, mặc dù với tốc độ chậm hơn 310 bps so với tháng 8.

Không có kho để lưu giữ hàng hóa

Sức chứa hàng hoá trong kho tiếp tục bị thu hẹp (47,9%) trong nội địa nhưng chỉ số vẫn cao hơn 880 bps so với một tháng trước. Sức chứa đã giảm trong 13 tháng liên tiếp khi "cuộc khủng hoảng kho bãi" đã "trở nên trầm trọng hơn bởi sự chậm trễ trong việc vận chuyển khi các công ty đã cố gắng kéo dài thời gian lưu kho nhằm nhận thức trước được sự trì hoãn của các nguồn cung có thể xảy ra".

Chi phí kho bãi (89,3%) tăng 130 bpsmức cao nhất đến thời điểm hiện tại. Bộ dữ liệu tăng 18,8 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm ngoái. Tỷ lệ lưu trữ 12 tháng tiếp theo (87,9%) cho thấy "người sử dụng kho bãi dự kiến sẽ trả giá cao hơn trong khoảng thời gian còn lại của năm và vào năm 2022".  

Chi phí hàng tồn kho (86,6%) đã tăng 20,1 điểm phần trăm so với tháng 9 năm 2020 và tương tự so với cùng kỳ năm 2019.

"Một lần nữa, chúng tôi thấy rằng trong khi sự tăng trưởng hàng tồn kho tổng thể [58,6%] chậm do nhu cầu của khách hàng cao và giao hàng chậm, chi phí lưu kho tiếp tục tăng với tốc độ đáng kinh ngạc - cho thấy một khối lượng hàng hóa cao vận chuyển qua chuỗi cung ứng một cách nhanh chóng."

Tác giả: Todd Maiden

Nguồn: freightwaves.com

 

 


Tin tức liên quan

BỨC TRANH ẢM ĐẠM CỦA HÃNG TÀU CULINES (TRUNG QUỐC) KHI LOẠI  BỎ TUYẾN ĐƯỜNG DÀI CUỐI CÙNG
BỨC TRANH ẢM ĐẠM CỦA HÃNG TÀU CULINES (TRUNG QUỐC) KHI LOẠI BỎ TUYẾN ĐƯỜNG DÀI CUỐI CÙNG

1275 Lượt xem

Tương lai của hãng vận chuyển China United Lines (CULines) không được đảm bảosau khi giấc mơ xây dựng danh mục đầu tư vận tải biển của họ tan thành mây khói với việc cắt giảm các tuyến châu Á-Địa Trung Hải.

TIN CHÍNH THỨC - MSC TRỞ THÀNH HÃNG VẬN CHUYỂN CONTAINER LỚN NHẤT THẾ GIỚI KHI XÉT VỀ CÔNG SUẤT CONTAINER
TIN CHÍNH THỨC - MSC TRỞ THÀNH HÃNG VẬN CHUYỂN CONTAINER LỚN NHẤT THẾ GIỚI KHI XÉT VỀ CÔNG SUẤT CONTAINER

1496 Lượt xem

Công ty Vận tải Địa Trung Hải (MSC) là một tổ chức tư nhân do gia đình Aponte điều hành được thành lập vào năm 1970 và công ty phát triển ban đầu từ việc vận hành một con tàu trở thành một doanh nghiệp có sức nặng trên toàn cầu. Sau 51 năm kinh doanh vận tải container, MSC đã trở thành hãng vận chuyển container lớn nhất thế giới tính đến ngày 5 tháng 1 năm 2022.


Bình luận
  • Đánh giá của bạn
Đã thêm vào giỏ hàng