ĐỀ XUẤT MỚI NHẰM HẠN CHẾ NHẬP KHẨU THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ CỦA MỸ, ĐẶC BIỆT LÀ TỪ TRUNG QUỐC

Các nhà lập pháp Hoa Kỳ đang tập trung vào thương mại điện tử quốc tế: cả viện Quốc hội đều đang xem xét dự luật nhằm kiểm soát luồng nhập khẩu thương mại điện tử bằng cách loại bỏ miễn thuế và các khoản thuế cho lô hàng có giá trị dưới 800 đô la theo quy tắc de minimis.

thủ đô © Joseph Gough |

Mặc dù hai dự luật được giới thiệu trong Hạ viện và Thượng viện không được phối hợp nhưng có chung mục tiêu là tạo ra các rào cản đối với nhập khẩu thương mại điện tử, đặc biệt từ Trung Quốc.

Các nền tảng trực tuyến như Shein, được thành lập tại Trung Quốc nhưng có trụ sở tại Singapore đã bị cáo buộc “lợi dụng quy tắc de minimis để tránh thuế và nhập khẩu các mặt hàng bất hợp pháp, như hàng hóa được sản xuất tại khu vực Xinjiang của Trung Quốc bằng lao động ép buộc" nhưng Shein đã bác bỏ mạnh mẽ.

Brian Bourke, Giám đốc thương mại của Seko Logistics, cho biết các ý kiến ​​pháp lý này "đi ngược lại chính sách hải quan của Mỹ" trong những năm gần đây, chính sách đó đã cố gắng nới lỏng các hạn chế thương mại. Đồng thời, ngưỡng miễn thuế đã được nâng lên vào năm 2016 từ 200 đô la lên mức hiện tại.

Ông giải thích rằng mặc dù có mối lo ngại chính đáng về các sản phẩm giả mạo, các vấn đề về sức khỏe và an toàn cho người tiêu dùng và nạn buôn bán bất hợp pháp như ma túy, nhưng các rào cản thương mại không phải là câu trả lời thỏa đáng. Thay vào đó, hãy điều chỉnh dữ liệu để Hải quan có thể kiểm soát hàng hoá nhập khập khẩu vào Hoa Kỳ tốt hơn và ông ấy cũng nói thêm rằng các sáng kiến này thực sự có thể phản tác dụng.

Rick Watson, CEO của RW Commerce Consult cho biết rằng một sáng kiến tương tự khoảng một năm trước đã không thành công nhưng lần này có khả năng cao rằng những thay đổi đề xuất sẽ tiến xa hơn

Ông nói thêm: “Ngày nay, các chính trị gia Hoa Kỳ muốn được cho là có lập trường mạnh mẽ chống lại Trung Quốc và ủng hộ ngành sản xuất của Mỹ.”

Đề xuất trước Quốc hội Hoa Kỳ cho rằng các quốc gia khác ngoài Trung Quốc và các nền kinh tế không thị trường khác có thể tiếp tục hưởng chế độ miễn thuế theo quy tắc de minimis nếu họ nâng ngưỡng của mình lên mức tương tự. Hầu hết các quốc gia có ngưỡng thấp hơn đáng kể so với Mỹ theo quy tắc de minimis và ông Watson không nghĩ rằng nhiều quốc gia sẽ đồng ý với mức tăng đáng kể này, do đó khía cạnh này có thể làm cản trở dự luật được đề xuất.

Đề xuất này còn dự kiến rằng việc vận chuyển được miễn thuế theo quy tắc de minimis chỉ nên được thực hiện bởi các nhà vận chuyển thương mại, không phải dịch vụ bưu điện và ông Bourke nghĩ rằng điều này cũng sẽ để lại hậu quả. Ví dụ, các công ty Mỹ đã thiết lập các kho hàng tại Trung Quốc và Hồng Kông có thể bị ảnh hưởng.

Tuy nhiên, ông ấy cũng cho biết thêm “Vẫn còn nhiều cuộc đàm phán sẽ diễn ra trước khi điều luật này được thông qua. Đó là lý do mà các hiệp hội ngành công nghiệp và tổ chức thương mại tham gia thảo luận."

Một điểm có vẻ rõ ràng, tuy nhiên, biện pháp này lại thúc đẩy sự quan tâm ngày càng tăng về xu hướng near-shoring.

"Xu hướng near-shoring được đưa ra trong cuộc trò chuyện với khách hàng", ông Bourke nhận xét. "Các công ty có nguồn cung từ Trung Quốc đang áp dụng chiến lược Trung Quốc + 1."

Ông ấy nói rằng đây là một yếu tố khiến Seko quyết định mở rộng chi nhánh tại Việt Nam, Đài Loan và Thái Lan nhưng các công ty cũng ngày càng quan tâm đến Canada, Mexico và khu vực Latin.

Ông Watson hy vọng sự tập trung vào Mexico sẽ tăng lên. Và đề xuất một kịch bản có thể xảy ra là các công ty sẽ có các bộ phận được sản xuất tại Trung Quốc và lắp ráp tại Mexico.

Nguồn: The Loadstar

Tác giả: Ian Putzger


Tin tức liên quan

NĂNG LỰC VẬN TẢI GIẢM MẠNH TRONG THÁNG 9
NĂNG LỰC VẬN TẢI GIẢM MẠNH TRONG THÁNG 9

1792 Lượt xem

Theo Báo cáo mới nhất của LMI cho thấy hiện tượng tắc nghẽn trên các nút thắt trong chuỗi cung ứng gây nên sự căng thẳng trên toàn cầu.

TOP 10 HÃNG TÀU CONTAINER LỚN NHẤT VỀ TẢI TRỌNG SỞ HỮU
TOP 10 HÃNG TÀU CONTAINER LỚN NHẤT VỀ TẢI TRỌNG SỞ HỮU

1005 Lượt xem

Dưới đây là danh sách top 10 khác theo Container News. Lần này, chúng ta sẽ thấy các công ty vận chuyển container lớn nhất về tải trọng sở hữu

YANG MING 'CHỊU ÁP LỰC' KHI CÁC CHỦ HÀNG YÊU CẦU CẮT GIẢM GIÁ CƯỚC HỢP ĐỒNG
YANG MING 'CHỊU ÁP LỰC' KHI CÁC CHỦ HÀNG YÊU CẦU CẮT GIẢM GIÁ CƯỚC HỢP ĐỒNG

1158 Lượt xem

Giám đốc điều hành Yang Ming - Chang Chao-feng đã thừa nhận rằng khi giá cước giao ngay đã giảm, hãng vận tải đang chịu áp lực từ các chủ hàng yêu cầu đàm phán lại giá hợp đồng.


Bình luận
  • Đánh giá của bạn
Đã thêm vào giỏ hàng