THỦ TỤC NHẬP KHẨU NGŨ CỐC

Ngũ cốc là mặt hàng đang rất được ưa chuộng ở nước ta. Tuy nhiên, khi tiến hành nhập khẩu ngũ cốc các doanh nghiệp vẫn gặp nhiều vướng mắc. Vì thế, khi thực hiện thủ tục nhập khẩu ngũ cốc phải xin giấy phép công bố hợp quy/ công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm do Cục an toàn thực phẩm cấp trước khi lưu thông trên thị trường, làm kiểm dịch thực vật và đăng ký kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm.

Ngũ cốc là tên gọi chung của loại thực phẩm được làm từ 5 loại hạt khác nhau được dân gian và Y học hiện đại nghiên cứu và khẳng định mang đến nhiều giá trị dinh dưỡng kể cả người già và trẻ nhỏ. Thông thường ngũ cốc nguyên hạt được làm từ 5 loại hạt thông dụng là: mè, gạo nếp, gạo tẻ, lúa mì và các loại đậu.

 

I.     Công bố sản phẩm khi nhập khẩu ngũ cốc

TH1: Đối với sản phẩm đã có quy chuẩn kỹ thuật: công bố hợp quy.

1.    Công bố hợp quy dựa trên kết quả chứng nhận của tổ chức chứng nhận hợp quy. Hồ sơ gồm:

  • Bản công bố hợp quy;

  • Bản thông tin chi tiết sản phẩm;

  • Chứng chỉ chứng nhận sự phù hợp của tổ chức chứng nhận (bản sao);

  • Chứng chỉ phù hợp tiêu chuẩn HACCP hoặc chứng nhận ISO 22000 hoặc tương đương (nếu có) (bản sao).

2.    Tự công bố hợp quy. Hồ sơ gồm:

  • Bản công bố hợp quy;

  • Bản thông tin chi tiết về sản phẩm;

  • Kết quả kiểm nghiệm sản phẩm trong vòng 12 tháng, gồm các chỉ tiêu theo yêu cầu của quy chuẩn kỹ thuật tương ứng; (bản sao);

  • Bản Kế hoạch kiểm soát chất lượng được xây dựng và áp dụng;

  • Bản Kế hoạch giám sát định kỳ;

  • Bản Báo cáo đánh giá hợp quy;

  • Chứng chỉ phù hợp tiêu chuẩn HACCP hoặc ISO 22000 hoặc tương đương (nếu có) (bản sao).

TH2: Sản phẩm chưa có quy chuẩn kỹ thuật: công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm.

  • Bản công bố hợp quy/phù hợp quy định an toàn thực phẩm;

  • Bản thông tin chi tiết về sản phẩm;

  • Kết quả kiểm nghiệm sản phẩm trong vòng 12 tháng: gồm các chỉ tiêu chất lượng chủ yếu, chỉ tiêu an toàn (bản sao) hoặc Phiếu kết quả kiểm nghiệm (Certificate of Analysis) của sản phẩm về các chỉ tiêu chất lượng chủ yếu, chỉ tiêu an toàn. (bản gốc hoặc bản sao có công chứng).

  • Kế hoạch giám sát định kỳ;

  • Mẫu nhãn sản phẩm lưu hành tại nước xuất xứ và nhãn phụ (tiếng Việt);

  • Mẫu sản phẩm hoàn chỉnh đối với sản phẩm lần đầu tiên nhập khẩu vào Việt Nam;

  • Giấy đăng ký kinh doanh có ngành nghề kinh doanh thực phẩm / chứng nhận pháp nhân đối với tổ chức, cá nhân nhập khẩu thực phẩm. (bản sao);

  • Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đối với cơ sở nhập khẩu thuộc đối tượng phải cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo quy định (bản sao);

  • Chứng chỉ phù hợp tiêu chuẩn HACCP hoặc ISO 22000 hoặc tương đương (nếu có) (bản sao).

Thời gian công bố bột ngũ cốc

  • Thời gian hoàn tất công bố tiêu chuẩn là 20 ngày.

  • Thời hạn hiệu lực của Phiếu tiếp nhận công bố tiêu chuẩn sản phẩm là 03 năm.

Sản phẩm phải được công bố lên 1 trong các phương tiện sau (chịu sự kiểm soát của Bộ Công thương):

  • Phương tiện thông tin đại chúng.

  • Trang thông tin điện tử của doanh nghiệp.

  • Niêm yết công khai tại trụ sở của tổ chức, cá nhân và công bố trên Hệ thống thông tin dữ liệu cập nhật về an toàn thực phẩm.

Căn cứ theo:

 (Lưu ý: Tất cả bản sao phải hợp pháp, có xác nhận của tổ chức, cá nhân.)

 

II. Đăng ký kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm

Bước 1: Khi nhập khẩu phải trải qua khâu kiểm tra chất lượng nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm trước khi thông quan, bao gồm:

  • 04 bản Giấy đăng ký kiểm tra thực phẩm nhập khẩu theo mẫu. (biểu mẫu số 04, phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 15/2018/NĐ-CP)

  • Bản tự công bố sản phẩm;

  • 03 bản Thông báo kết quả xác nhận thực phẩm đạt yêu cầu nhập khẩu (bản chính);

  • Bản sao Danh mục hàng hóa (Packing list); Vận đơn (Bill of Lading); Hóa đơn (Invoice);

  • Giấy tờ ủy quyền của thương nhân chịu trách nhiệm về chất lượng hàng hóa cho các tổ chức, cá nhân làm công việc nhập khẩu sản phẩm thực phẩm (nếu có).

  • Ngoài ra khách hàng có thể cung cấp thêm: Hợp đồng nhập khẩu (Contract); Phiếu phân tích (CA) của nhà sản xuất, Chứng nhận bán hàng tự do (Free Sales) hoặc chứng nhận sức khỏe (Health Certificate) của sản phẩm.

Bước 2: Lấy mẫu và kiểm nghiệm (đối với kiểm tra chặt)

Sau khi hàng về, doanh nghiệp thông báo với cán bộ nhận đăng ký xuống kiểm tra và lấy mẫu. Viện sẽ cử cán bộ xuống kiểm tra và lấy mẫu theo quy định.

Bước 3: Trả kết quả kiểm tra

Sau khi khách hàng nộp tờ khai Hải quan, có kết quả thử nghiệm (đối với kiểm tra chặt): Viện sẽ thông báo kết quả xác nhận thực phẩm nhập khẩu. Khách hàng đến nhận thông báo (hoặc đăng ký) tại bộ phận văn thư hoặc tại các điểm tiếp nhận kiểm tra chuyên ngành của Viện.

Bước 4: Thời gian xử lý hồ sơ

  • Đối với trường hợp kiểm tra thông thường: 03 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ.

  • Đối với trường hợp kiểm tra chặt: 07 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ, lấy mẫu và kiểm nghiệm.

III.  Đăng ký kiểm dịch thực vật nhập khẩu

1. Hồ sơ đăng ký kiểm dịch thực vật khi nhập khẩu ngũ cốc gồm:

  • Giấy đăng ký kiểm dịch thực vật

  • Bản sao chụp hoặc bản chính Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật do cơ quan kiểm dịch thực vật có thẩm quyền của nước xuất khẩu.

  • Bản chính hoặc bản sao chứng thực Giấy phép kiểm dịch thực vật nhập khẩu (trường hợp quy định phải có Giấy phép).

2. Thủ tục đăng ký kiểm dịch thực vật

Bước 1: Theo Khoản 2 Điều 1 Thông tư 34/2018/TT-BNNPTNT, chủ vật thể nộp (gửi) 01 bộ hồ sơ đăng ký kiểm dịch thực vật nhập khẩu tại cơ quan kiểm dịch thực vật hoặc qua bưu chính hoặc qua Cơ chế một cửa Quốc gia (trực tuyến).

Bước 2: Tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ:

Cơ quan kiểm dịch thực vật có trách nhiệm tiếp nhận và kiểm tra ngay tính hợp lệ của hồ sơ theo quy định. Trường hợp hồ sơ không hợp lệ thì yêu cầu chủ vật thể bổ sung, hoàn thiện hồ sơ.

 

Bước 3: Kiểm tra vật thể

Căn cứ kết quả kiểm tra hồ sơ, cơ quan kiểm dịch thực vật quyết định địa điểm và bố trí công chức kiểm tra ngay lô vật thể theo trình tự sau đây:

  • Kiểm tra sơ bộ

Kiểm tra bên ngoài lô vật thể, bao bì đóng gói, phương tiện chuyên chở; khe, kẽ và những nơi sinh vật gây hại có thể ẩn nấp; thu thập côn trùng bay, bò hoặc bám bên ngoài lô vật thể.

  • Kiểm tra chi tiết

Kiểm tra bên trong và lấy mẫu lô hàng theo quy định tại QCVN 01-141:2013/BNNPTNT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phương pháp lấy mẫu kiểm dịch thực vật; thu thập các vật thể mang triệu chứng gây hại và sinh vật gây hại; phân tích giám định mẫu vật thể, sinh vật gây hại đã thu thập được.

 

Bước 4: Sau khi kiểm tra hồ sơ và vật thể hàng hoá, cơ quan có thẩm quyền tiến hành cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật cho doanh nghiệp.

Sau khi có Giấy tạm cấp kết quả, lô hàng được phép vận chuyển về kho bảo quản và chỉ được đưa ra sản xuất, kinh doanh sau khi được cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật nhập khẩu, quá cảnh và vận chuyển nội địa. Căn cứ kết quả kiểm tra toàn bộ lô vật thể, cơ quan kiểm dịch thực vật cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật nhập khẩu, quá cảnh và vận chuyển nội địa cho lô vật thể.

 

IV. Hồ sơ hải quan khi nhập khẩu ngũ cốc

Hồ sơ hải quan nhập khẩu ngũ cốc bao gồm những giấy tờ sau:

  • Chứng nhận kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm.

  • Tờ khai hải quan

  • Hợp đồng mua bán – Sale contract

  • Hóa đơn thương mại – Commercial invoice

  • Phiếu đóng gói – Packing list

  • Vận đơn – Bill of lading

  • Chứng nhận xuất xứ (nếu có).

  • Kiểm dịch thực vật.

V. Tóm tắt Quy trình nhập khẩu Ngũ cốc:

Bước 1: DN tiến hành kiểm tra danh mục hàng hoá mình nhập khẩu có thuộc diện được phép nhập khẩu hay không và xác định mã HS của sản phẩm. (Doanh nghiệp phải có giấy phép nhập khẩu ngũ cốc)

Tham khảo thuế nhâp khẩu ưu đãi theo thông tin theo biểu thuế mới nhất: https://tuonghoa-imex.com/kien-thuc-nganh/bieu-thue/

 

Bước 2: Công bố sản phẩm ngũ cốc trên các phương tiện thông tin đại chúng của mình. Ngay sau khi tự công bố sản phẩm, DN chịu trách nhiệm hoàn toàn về an toàn của sản phẩm đó.

 

Bước 3: Đăng ký kiểm tra chất lượng nhà nước về an toàn thực phẩm. Do ngũ cốc thuộc mặt hàng buộc phải kiểm tra chất lượng nhà nước khi nhập khẩu nên doanh nghiệp cần nộp hồ sơ đăng ký trước đó cho cơ quan có thẩm quyền. Sau khi hàng cập cảng sẽ tiến hành lấy mẫu kiểm tra.

 

Bước 4: Đăng ký kiểm dịch thực vật đối với ngũ cốc nhập khẩu. Sau khi hàng hoá cập cảng sẽ được tiến hành kiểm dịch thực vật theo quy định. Thường trong thời gian 2 ngày, từ khi tiếp nhận hồ sơ đăng ký kiểm dịch, doanh nghiệp sẽ được cấp giấy chứng nhận kiểm dịch (nếu đạt yêu cầu).

 

Bước 5: Tiến hành làm thủ tục nhập khẩu và thông quan hàng hoá. DN nộp hồ sơ hải quan về cơ quan hải quan, sau đó tiến hành lấy mẫu mang kiểm dịch và báo với cơ quan lấy mẫu kiểm tra chất lượng nhà nước. Nếu chất lượng hàng hoá đạt chuẩn, DN tiến hành nộp thêm giấy kiểm dịch, giấy chứng nhận đạt chất lượng nhà nước và thông quan hàng hoá đưa về kho của mình.

 

Mọi thông tin chi tiết về Thủ tục nhập khẩu “NGŨ CỐC” xin vui lòng liên hệ 028.7302.0880 để nhận được tư vấn nhanh chóng và chính xác nhất.

 

 

 

 

 


Tin tức liên quan

THỦ TỤC NHẬP KHẨU ĐỒNG HỒ ĐEO TAY
THỦ TỤC NHẬP KHẨU ĐỒNG HỒ ĐEO TAY

1706 Lượt xem

Đồng hồ đeo tay là loại đồng hồ được thiết kế để mang hoặc đeo trên người, cho phép bạn tiếp tục hoạt động bất chấp các chuyển động gây ra bởi các thao tác của người dùng. Đồng hồ đeo tay được thiết kế để đeo quanh cổ tay, được gắn bởi dây đeo đồng hồ hoặc loại vòng đeo tay khác.


Bình luận
  • Đánh giá của bạn
Đã thêm vào giỏ hàng