TS Lines giảm thêm nhiều tàu trung chuyển để ‘cơ cấu lại đội tàu’.

Việc ‘thanh lí’ các tàu của TS Lines vẫn tiếp tục với việc bán thêm ba chiếc nữa, nâng tổng số lên thành chín chiếc kể từ tháng Hai để sắp xếp lại đội tàu một cách hợp lí.

TS Laemchabang Photo VesselFinder

Các nhà môi giới báo cáo rằng trong tuần vừa qua, TS Hongkong (1,530 teu, được đóng vào năm 2006) và TS Haiphong TS Laemchabang ( cả hai đều 1,730 teu và được đóng vào năm 2016) đã có chủ mới.

Từ các nguồn thông tin của công ty đã nói với The Loadstar rằng TS Lines muốn loại bỏ các tàu dư thừa, đã rời khỏi các tuyến đường dài sau khi giá cước giảm xuống mức trước Covid.

TS Lines cho biết: “Chúng tôi không thể có quá nhiều tàu vì có khá nhiều tàu đang được đóng. Đây cũng là thời điểm tốt nhất để bán tàu bởi vì thị trường thuê tàu đang tăng lên và các hãng tàu đang có nhu cầu đảm bảo tải trọng.”

TS Haiphong TS Laem đã được mua lại bởi TS Lines  với giá 16,9 triệu đô la cho mỗi chiếc vào cuối năm 2020 và đã được bán ra với giá 23,5 triệu đô la cho mỗi chiếc. TS Hongkong được mua lại vào tháng 12/2009 với mức giá không được tiết lộ - dự kiến trị giá khoàng 13 triệu đô la vào thời điểm đó. TS Lines đã bán một con tàu khoàng 8,3 triệu đô la. VesselsValue liệt kê ba chiếc tàu được bán cho các khách hàng quan tâm ở Trung Đông.

Doanh số trong năm nay giúp TS Lines có được 23 tàu bao gồm 18 tàu trung chuyển, 3 tàu cỡ sub-panamax và 2 tàu cỡ panamax.

Cho đến nay, hãng tàu này chỉ bán các tàu trung chuyển và bảy trong số này đang được đóng, sau khi bắt tay vào một chương trình đóng tàu mới quan trọng vào năm 2020. Ngoài ra có khoảng 6 tàu 2.900 teu và 5 tàu 7.000 teu được đặt hàng, tất cả sẽ được giao trong năm nay và năm tới.

Các tàu trung chuyển dành cho các tuyến Trung Quốc-Nhật Bản, các tàu 2.900 teu được dành cho tuyến Đông Á-Úc/ New Zealand, trong khi đó các con tàu 7.000 teu dự kiến sẽ dành cho các tuyến kết nối Đông Á với Ấn Độ và Vịnh Ba Tư.

Bất chấp sự điều chỉnh của thị trường, Giám đốc điều hành sáng lập TS Lines, Chen Te-sheng, vẫn hy vọng niêm yết cổ phần công ty TS Group (Global) trên Sở giao dịch chứng khoán Hồng Kông trong năm nay. Sau đó, bản cáo bạch cho thấy rằng tính đến ngày 30/6/2022, công ty có 1,24 tỷ đô la tiền mặt trong tay, so với khoảng 627 triệu đô la các khoản vay và nợ thuê.

Nguồn: The Loadstar.

Tác giả: Martina Li.


Tin tức liên quan

TÀI XẾ CHỞ HÀNG HÀN QUỐC KẾT THÚC CUỘC ĐÌNH CÔNG - NHƯNG CHUỖI CUNG ỨNG VẪN BỊ GIÁN ĐOẠN NGHIÊM TRỌNG
TÀI XẾ CHỞ HÀNG HÀN QUỐC KẾT THÚC CUỘC ĐÌNH CÔNG - NHƯNG CHUỖI CUNG ỨNG VẪN BỊ GIÁN ĐOẠN NGHIÊM TRỌNG

1126 Lượt xem

 

Sau cuộc đình công kéo dài 8 ngày, các tài xế xe tải ở Hàn Quốc đã trở lại làm việc vào hôm nay sau khi đưa ra một thỏa thuận với chính phủ ngay trước nửa đêm. Nguồn gốc của sự bất mãn là Hệ thống giá cước vận tải đường bộ an toàn, dự kiến hết hạn vào tháng 12, nhưng với lý do chi phí nhiên liệu tăng, các tài xế xe tải muốn nó được gia hạn.

CÁC HÃNG VẬN TẢI CHÂU ÂU CÓ DẤU HIỆU TÍCH CỰC DÙ GIÁ SAU KỲ NGHỈ LỄ GIẢM.
CÁC HÃNG VẬN TẢI CHÂU ÂU CÓ DẤU HIỆU TÍCH CỰC DÙ GIÁ SAU KỲ NGHỈ LỄ GIẢM.

789 Lượt xem

Sự ảm đạm sau cao điểm của kỳ nghỉ lễ đang ảnh hưởng đến giá cước vận tải đường bộ châu Âu mạnh hơn bình thường, nhưng dường như có một số tín hiệu tích cực từ các hãng vận tải lớn.

ĐỢT BÙNG PHÁT COVID MỚI CỦA TRUNG QUỐC TÀN PHÁ CHUỖI CUNG ỨNG
ĐỢT BÙNG PHÁT COVID MỚI CỦA TRUNG QUỐC TÀN PHÁ CHUỖI CUNG ỨNG

808 Lượt xem

Giờ đây, các lệnh phong toả do Covid-19 của Trung Quốc đã được nới lỏng, tình trạng thiếu công nhân và đóng cửa nhà máy do virus bùng phát, là những vấn đề mới nhất ảnh hưởng đến chuỗi cung ứng của nước này.

 


Bình luận
  • Đánh giá của bạn
Đã thêm vào giỏ hàng