TÌNH TRẠNG TẮC NGHẼN Ở TRUNG QUỐC GIẢM BỚT SAU KHI BÙNG NỔ HÀNG HÓA DỰ KIẾN KHÔNG THÀNH

Tình trạng tắc nghẽn cảng của Trung Quốc đang giảm bớt khi sự bùng nổ hàng hóa sau đóng cửa của Thượng Hải không thành hiện thực và quá trình phục hồi chuỗi cung ứng container của thành phố dường như không bị ảnh hưởng bởi sự cố đột ngột quay trở lại phong toả tuần trước.

 

Công ty Crane Worldwide Logistics (chuyên vận chuyển và giao nhận hàng hoá) cho biết thành phố Thượng Hải vẫn hoạt động bình thường sau một đợt xét nghiệm diện rộng khác,nhưng cần lưu ý rằng chỉ những chủ hàng có cơ sở vật chất trong khu vực cách ly mới bị ảnh hưởng.

 

Đại diện công ty giao nhận nói thêm: “Phần lớn các thành phố ngoài vùng thành phố Thượng Hải hiện đang cho phép xe tải và tài xế vào, miễn là báo cáo kiểm tra Covid của tài xế là âm tính và ‘mã sức khỏe xanh’ đã được cấp.

 

“Việc tồn đọng của các tàu container được tạo ra trong thời gian ngừng hoạt động đang được kiểm soát và đang được xử lý một cách có hệ thống, trong khi một số hãng vận tải đã hủy hoặc hoãn các chuyến đi của họ vào tuần cuối cùng của tháng 6 từ thành phố Thượng Hải đến Mỹ.”

 

Thật vậy, Fibs Logistics cho biết tình trạng tắc nghẽn cảng của thành phố Thượng Hải “về cơ bản không còn tồn tại”, đồng thời người đại diện cho biết thêm: “Hầu hết các sự chậm trễ là do tàu đến muộn trên từng chặng riêng lẻ, với thời gian trung bình đến muộn khoảng ba ngày”.

 

Và nhà phân tích vận tải biển Linerlytica lưu ý rằng tình trạng tắc nghẽn giảm bớt không chỉ giới hạn ở thành phố Thượng Hải, với tình trạng tắc nghẽn ở cảng Trung Quốc giảm “trên diện rộng”.

 

Điều đó giải thích: “Cả ba khu vực cảng chính đã ghi nhận sự sụt giảm về tình trạng chậm trễ cập bến, và hàng tàu đợi đang giảm. Điều kiện thời tiết được cải thiện ở miền đông và miền bắc Trung Quốc đã giúp giảm thiểu tình trạng chậm trễ cập bến, trong khi việc thành phố Thượng Hải mở cửa trở lại đã giúp cải thiện tình trạng lao động sẵn có ”.

 

Theo công ty Flexport, trong khi hoạt động vận chuyển bình thường đã trở lại ở thành phố Thượng Hải, “Tổng khối lượng hàng hoá và thời gian vận chuyển[xuyên Thái Bình Dương] phục hồi trở lại sau hai tháng ngừng hoạt động liên quan đến Covid-19 vẫn chưa rõ ràng”.

 

Và trên chuyến hàng Á-Âu của Thượng Hải, công ty Flexport nói thêm: “Khối lượng hàng hoá đang tăng trở lại, nhưng sự phục hồi chưa chuyển thành một sự đột biến lớn cho đến nay. Quý 3 trước giờ vẫn là cao điểm, do đó, khối lượng hàng hoá được kỳ vọng sẽ tăng mạnh.

 

"Những bất ổn ở cấp độ vĩ mô, chẳng hạn như xung đột Ukraine, lạm phát cao trên toàn châu Âu và niềm tin của người tiêu dùng thấp, đang đóng một vai trò trong mức cầu."

Mức tồn kho ở phương Tây cũng có thể đang chế ngự hiệu ứng ‘bullwhip’ của thị trường. Chẳng hạn như ngày hôm qua, có thông tin cho rằng Samsung đã yêu cầu nhiều nhà cung cấp trì hoãn hoặc giảm các lô hàng, bao gồm cả các linh kiện và sản phẩm cuối cùng, do lượng hàng tồn kho “tăng cao” và lo ngại lạm phát.

 

(Hiệu ứng Bullwhip hay còn gọi bằng hiệu ứng “Cái roi da” là hiện tượng dự báo nhu cầu ảo diễn ra trong chuỗi cung ứng. Theo đó, lượng sản phẩm được sản xuất luôn cao gấp nhiều lần so với nhu cầu thực tế của thị trường dẫn đến mức tồn kho cao, kéo theo hàng loạt chi phí bị đội lên.)

 

Trong khi đó, hoạt động vận tải hàng không tại Phố Đông (Pudong), Thượng Hải cũng đang đạt mức hoạt động gần như bình thường.

 

Sân bay Quốc tế Thượng Hải tuần này cho biết, trong số 34 hãng hàng không vận chuyển toàn bộ hàng hóa của Trung Quốc và nước ngoài hoạt động tại Pudong, khoảng 80% đang hoạt động ở mức hơn 50%, trong khi gần một nửa trong số đó hoạt động với hơn 80% công suất.

 

Công ty Flexport cho biết thêm: “Nhu cầu vận tải hàng không [Bắc Trung Quốc] đang bắt đầu phục hồi và sản lượng đang tăng lên, tuy nhiên dư thừa công suất đi hướng đông xuyên Thái Bình Dương khiến giá cước giảm, trong khi giá cước đi hướng tây Viễn Đông vẫn ổn định.”

 

Nguồn: theloadstar.com

Tác giả: Sam Whelan


Tin tức liên quan

CMA CGM MUA HAI BẾN TÀU MỚI Ở NEW YORK VÀ NEW JERSEY
CMA CGM MUA HAI BẾN TÀU MỚI Ở NEW YORK VÀ NEW JERSEY

852 Lượt xem

Tập đoàn CMA CGM đang mua lại hai bến tàu tại Cảng New York và New Jersey khi họ tìm cách mở rộng công suất ở Mỹ và phát triển danh mục cảng hàng hải trên toàn cầu.


Bình luận
  • Đánh giá của bạn
Đã thêm vào giỏ hàng