Switch B/L hay vận đơn có thể thay đổi là gì?

Khi chúng ta nói đến chứng từ vận chuyển, thứ đầu tiên mà ta nghĩ đến đó chính là vận đơn. Một vận đơn điển hình là tờ giấy dùng để xác nhận hàng hóa đã được công ty vận chuyển nhận từ người gửi hàng để bắt đầu vận chuyển. Nó cũng được dùng với mục đích là chứng minh quyền sở hữu hàng hóa. 

 

Trong giữa vô số loại vận đơn, thì Switch B/L đến từ đâu?

Không nên nhầm lẫn Switch B/L với một loại vận đơn khác. Đây là một bộ vận đơn khác do công ty vận chuyển phát hành, thay thế cho bộ vận đơn gốc đầu tiên do công ty đó phát hành tại thời điểm giao hàng.

Switch B/L có thể được phát hành bất cứ lúc nào sau khi hàng hóa đã giao khỏi cảng của của nhà xuất khẩu, và trước khi hàng hóa được chuyển giao cho người nhận ban đầu. Vậy cần gì để phát hành một bộ vận đơn thứ hai?

 

Vai trò của Switch B/L là gì?

 

Nhiều yếu tố có thể thay đổi trong quá trình gửi hàng hóa từ địa điểm này sang địa điểm khác. Việc sửa chữa hoặc thay đổi vận đơn gốc yêu cầu phát hành một bộ khác với các chi tiết chính xác trên đó bằng cách phát hành switch B/L.

 

Mặc dù một số thay đổi rất nhỏ được xác nhận trên chính vận đơn gốc, nhưng có thể có những thay đổi khác yêu cầu phát hành một bộ mới.

 

Chúng bao gồm những thay đổi đối với cảng dỡ hàng, người mua hoặc người nhận, mô tả hàng hóa bao gồm đầy đủ chi tiết hoặc thông số kỹ thuật nhất định hoặc các điều khoản giao dịch. Bất kỳ điểm nào trong số các điểm đã thỏa thuận trước điều có thể thay đổi trong khi hàng hóa đang được vận chuyển.

 

Người gửi hàng đôi khi yêu cầu Switch B/L để che giấu tên của người bán thực tế hoặc thậm chí để đánh lừa người mua về quốc gia xuất xứ thực tế của hàng hóa. Mặc dù không phải là một việc làm có đạo đức, nhưng một số chủ hàng đã làm điều này vì nhiều lý do.  

 

Switch B/L không thể được phát hành trong khi bộ gốc đang được sử dụng hoặc người mua đã nhận hàng.

 

Bộ vận đơn gốc đầu tiên phải được trả lại cho công ty vận chuyển phát hành kèm theo yêu cầu có chữ ký và đóng dấu của bên được ủy quyền để yêu cầu thay đổi, trong hầu hết các trường hợp, đó sẽ là người bán hàng ban đầu. Yêu cầu này phải được hỗ trợ bởi sự đồng ý và ủy quyền của người mua bằng văn bản.

 

Sau khi Switch B/L được phát hành, bộ đầu tiên không còn là một phần của chứng từ vận chuyển của lô hàng cụ thể. Điều quan trọng nhất ở đây là không bao giờ có thể có hai bộ vận đơn khác nhau cho cùng một loại hàng hóa.

 

Thương mại và vận chuyển hàng hóa toàn cầu là một lĩnh vực năng động trải qua quá trình chuyển đổi liên tục. Người mua và người bán thương lượng để có những giao dịch, điều khoản và điều kiện tốt nhất cho hàng hóa của họ.

 

Một số điều khoản và điều kiện đối với hàng hóa đã được bán cho người mua và đưa lên tàu đến đích có thể được thay đổi trong chuyến đi. Trong những trường hợp như vậy, các điều khoản giao dịch ban đầu giữa người bán và người mua được đề cập trên vận đơn gốc phải được thay đổi.

 

Các bên tham gia hợp đồng giao dịch đôi khi có thể đồng ý thay đổi cảng dỡ hàng ban đầu vì những lý do có lợi cho cả hai bên. Đôi khi, để sửa lỗi hoặc thêm chi tiết bổ sung cho mục đích thông quan, mô tả hàng hóa có thể phải được thay đổi. Điều này được thực hiện chủ yếu để đáp ứng các yêu cầu pháp lý hoặc quy định của chính phủ để nhập khẩu.

 

Việc người mua bán hàng hóa đang trên đường vận chuyển cho người mua khác cũng là trường hợp phổ biến. Trong trường hợp này, vận đơn gốc phải được thay đổi để trình bày các thông tin mới.

 

Việc thông quan hàng hóa tại cảng đích có thể bị ảnh hưởng nếu vận đơn gốc bị giữ lại và nộp để  thông quan. Trong hầu hết các trường hợp, vận đơn sẽ phải được thay đổi thành một bộ mới hiển thị tất cả các chi tiết đã sửa. Switch B/L được phát hành sau đó sẽ hiển thị chính xác và thay đổi thông tin để tạo điều kiện cho người mua hợp pháp thông quan hàng hóa tại cảng đích mới.

 

Ngày cắt máng và Switch B/L

 

Một câu hỏi thường được đặt ra là liệu Switch B/L có được áp dụng khi một lô hàng bị lỡ ngày cắt máng hay không. Câu trả lời là không. Như chúng ta đã thấy trước đó, Switch B/L là sự thay thế cho vận đơn hiện có. Trong trường hợp lỡ ngày cắt mắng, vận đơn vẫn chưa được phát hành và do đó Switch B/L không được áp dụng.

 

Ngày cắt máng là gì?

 

Là ngày do cảng ấn định khi đó các container đã lên lịch khởi hành phải đến cảng. Chúng thường dao động trong khoảng từ 2 – 5 ngày.

 

Lập kế hoạch không tốt, các sự cố ngoài tầm kiểm soát của chủ hàng như đình công, thiên tai… đều có thể là nguyên nhân khiến container không cập cảng đúng hạn. Các container bỏ lỡ thời hạn cập cảng thường không được phép vào cảng. Sau đó, nó sẽ phải thực hiện chuyến đi tiếp theo bằng một con tàu khác.

 

Những gì không nên thay đổi trong vận đơn có thể thay đổi.

 

Khi phát, cần phải lưu ý rằng có một số điều không nên thay đổi so với những gì được đề cập trong bản gốc. 

 

Mô tả cơ bản của hàng hóa không thể thay đổi vì hợp đồng mua bán dành cho các mặt hàng cụ thể. Bất kỳ thay đổi nào đối với mô tả cơ bản sẽ thay đổi hoàn toàn hợp đồng. Mô tả thể hiện trên vận đơn có thể được bổ sung trong Switch B/L để đáp ứng các yêu cầu nhất định.

 

Số lượng cơ bản của hàng hóa cũng sẽ không thay đổi khi hàng hóa đang trong hành trình.

 

Trong trường hợp hàng hóa nguy hiểm, Tờ khai hàng hóa nguy hiểm (DGD) cũng giống như trên bởi vì nó bao gồm các mặt hàng thuộc danh mục hàng hóa nguy hiểm thể hiện bao bì đặc biệt và các yêu cầu đóng gói, kí hiệu và dán nhãn.

 

Đảm bảo rằng luật pháp quốc gia và quốc tế đều được tuân thủ để việc vận chuyển hàng hóa cũng không thay đổi.

 

Tương tự như vậy, hàng hóa được vận chuyển trong container lạnh (reefers) sẽ có một bộ chỉ dẫn gốc và thông tin chi tiết về hàng hóa. Bộ chỉ dẫn và thông tin chi tiết này sẽ là cơ sở để cài đặt nhiệt độ và độ ẩm bên trong container lạnh không thay đổi trong suốt hành trình.

 

Giống như tất cả các kích thước hàng hóa khác, kích thước hàng hóa quá khổ cũng cố định. Do đó, một Switch B/L đối với hàng hóa quá khổ sẽ không thể hiện bất kỳ thay đổi nào đối với kích thước của hàng hóa.

 

Cảng xếp hàng sẽ không thay đổi trên Switch B/L khi hành trình đã bắt đầu từ một cảng nhất định. Tương tự với ngày khởi hành.

 

Các điều khoản gốc trên vận đơn gốc cũng sẽ không thay đổi trong vận đơn có thể thay đổi .

 

Lạm dụng vận đơn chuyển đổi

 

Switch B/L có thể bị lạm dụng không? Nếu những thay đổi được thực hiện mà người mua không hề hay biết, thì điều đó tương đương với hành vi gian lận. Hợp lý nhất là người mua và người bán phải đảm bảo rằng họ 'làm đúng ngay từ đầu'.

 

Điều này có nghĩa là trước khi ký kết hợp đồng kinh doanh, cả hai bên nên thảo luận và thống nhất về mọi khía cạnh kinh doanh với nhau, bao gồm cả việc vận chuyển hàng hóa từ địa điểm của người bán đến kho hàng do người mua chỉ định.

 

Vận chuyển hàng hóa là một yếu tố rất quan trọng trong kinh doanh. Hai bên phải thống nhất rằng bất kỳ thay đổi nào đối với chứng từ gốc, chẳng hạn như vận đơn, chỉ có thể được thực hiện khi có sự đồng ý bằng văn bản của người mua. Chính sách bảo hiểm cho giao dịch cũng có thể được thực hiện để phòng ngừa các tình huống có thể xảy ra do việc sử dụng sai vận đơn chuyển đổi.

 

Nguồn: marineinsight

Tác giả: Hari Menon



Tin tức liên quan

CẢNG TRUNG CHUYỂN VÀ CHUYỂN TẢI LÀ GÌ?
CẢNG TRUNG CHUYỂN VÀ CHUYỂN TẢI LÀ GÌ?

1390 Lượt xem

Có phải là vận chuyển trực tiếp không? Đây là một câu hỏi thường gặp khi vận chuyển hàng hoá ra nước ngoài. Vận chuyển trực tiếp khác với việc trung chuyển hàng hoá. Hai thuật ngữ này được sử dụng trong tất cả các phương thức vận tải, có thể là đường bộ, đường biển hoặc đường hàng không.

NGUYÊN NHÂN CHÍNH CỦA QUÁ HẠN BÃI (DEM) VÀ PHÍ LƯU KHO (DET)
NGUYÊN NHÂN CHÍNH CỦA QUÁ HẠN BÃI (DEM) VÀ PHÍ LƯU KHO (DET)

3328 Lượt xem

Có một số lý do một (các) container có thể bị quá hạn DEM hoặc/và DET hoặc là kết hợp cả DEM/DET.

Dưới đây là một số nguyên nhân chính gây ra sự quá hạn DEM/DET.

1. Chậm trễ do tài liệu không chính xác

2. Chậm trễ do chậm nhận hồ sơ

3. Chậm trễ do mất tài liệu

4. Chậm trễ do thông quan hoặc kiểm tra hàng hóa

5. Chậm trễ do giải phóng hàng hóa tại điểm đến

6. Sự chậm trễ do người nhận không thể tiếp cận được

CƯỚC TRẢ TRƯỚC TRONG VẬN CHUYỂN LÀ GÌ?
CƯỚC TRẢ TRƯỚC TRONG VẬN CHUYỂN LÀ GÌ?

1470 Lượt xem

Cước phí vận chuyển trả trước là một thuật ngữ chung trong vận chuyển khi người bán hoặc người vận chuyển trả cước phí cho hãng tàu để vận chuyển hàng hóa đến địa điểm được người mua chỉ định.


Bình luận
  • Đánh giá của bạn
Đã thêm vào giỏ hàng