Bản Kê Khai Hàng Hoá Trong Vận Chuyển Là Gì?

Bản kê khai hàng hoá là một danh sách tổng hợp tất cả các hàng hoá trên tàu chở hàng. Danh sách tất cả hàng hoá chở trên tàu sẽ xuất hiện dưới tên tàu và dấu hiện nhận diện của tàu.

Nó cũng sẽ hiển thị các tuyến đường đi của tàu. Nói chung, một bản kê khai là một danh sách đầy đủ về hàng hoá hoặc hành khách. Cũng giống như bản kê khai hàng hoá, bản kê khai hành khách được liệt kê chi tiết tất cả các hành khách trên tàu hoặc máy bay. Danh sách này sẽ bao gồm thông tin chi tiết về các thành viên trong phi hành đoàn và thủy thủ đoàn.

Thông thường, bản kê khai hàng hoá sẽ liệt kê tất cả những vận đơn cùng những chi tiết trên và tổng số lượng hàng hoá được vận chuyển được thể hiện trên mỗi hoá đơn. Tuy nhiên, trên mỗi vận đơn riêng lẻ sẽ được đính kèm trên tấm bìa này

Chúng ta có thể thấy cách hoạt động của bản kê khai hàng hoá trong ví dụ dưới đây.

Khách hàng A ở Djibouti mua 1000 máy phát điện từ công ty B ở Kolkata, Ấn Độ. Công ty B sẽ vận chuyển những máy phát điện đó bằng tàu chở hàng. Con tàu chở các mặt hàng điện tử và đồ gia dụng khác dành cho khách hàng trên đường đi và ở Djibouti.

Bản kê khai hàng hoá của tàu đó sẽ hiển thị 1000 máy phát điện đã mua bởi khách hàng A cũng như là các mặt hàng điện tử và đồ gia dụng khác được vận chuyển trên tàu cho các khách hàng khác.

Cơ quan hải quan tại các cảng tương ứng sẽ cần xem xét và xác nhận bản kê khai hàng hoá với hàng hoá thực tế sẽ được bốc dỡ tại các điểm đến này.

Như chúng ta có thể thấy trong ví dụ này, bản kê khai hàng hoá là một tài liệu rất quan trọng với việc vận chuyển hàng hoá nếu không có thì hàng hoá không thể dỡ xuống tại cảng đích hoặc bốc hàng tại các cảng xếp hàng của họ.

Cargo manifest

Nội Dung Điển Hình Của Một Bản Kê Khai Hàng Hoá

Nói chung, các chi tiết sau đây được hiển thị trong bản kê khai hàng hoá:

  • Tên nhà sản xuất và chi tiết
  • Thông tin người gửi hàng
  • Chứng từ hoặc Số lượng vận đơn
  • Chất lượng, chủng loại và mô tả hàng hoá
  • Thông tin người nhận hàng
  • Tuyến đường vận chuyển

Ai Là Người Sử Dụng Bản Kê Khai Hàng Hoá Và Tại Sao?

Mặc dù bản kê khai hàng hoá rất là quan trọng đối với tất cả các bên liên quan đến hàng hóa được vận chuyển trên tàu, nhưng quan trọng nhất là hải quan người sẽ yêu cầu bản kê khai hàng hoá để cho phép tàu dỡ hàng xuống cảng. Đại phó thường có trách nhiệm nộp bản khai hàng hóa cho hải quan cảng.

Còn được gọi là thuyền phó, đại phó phụ trách hàng hoá trên tàu. Việc xếp, dỡ, xếp và chằng buộc hàng hóa đều thuộc phạm vi trách nhiệm của đại phó.

Phải báo cáo lại công việc với thuyền trưởng, nhiệm vụ của anh ta thỉnh thoảng có thể bao gồm cả sự an toàn của tàu và các thuỷ thủ/ hành khách trên tàu.

Bản kê khai hàng thông thường liệt kê tất cả hàng hoá trên tàu mặc dù nó có thể dành cho nhiều điểm đến khác nhau. Những chi tiết bao gồm tên, chất lượng, khối lượng, chủng loại của hàng hoá, tên và địa chỉ của người gửi, cũng như tên và địa chỉ của người nhận mà mỗi mặt hàng sẽ đến cảng đích.

Trong hầu hết các trường hợp thì chi phí của mỗi mặt hàng cũng được hiển thị. Danh sách được chuẩn bị thông qua vận đơn và hàng hóa được xếp từ mỗi cảng.

Nó là một danh sách dùng để đánh dấu đánh dấu tiện lợi cho thuyền phó của tàu khi mỗi lô hàng được dỡ xuống tại các cảng đích.

Các bản kê khai vận chuyển khác nhau

Bản kê khai cước vận chuyển.

Trong khi bản kê khai hàng hóa thể hiện tên của mặt hàng, số lượng và trọng lượng của từng mặt hàng, loại mặt hàng, tên và địa chỉ của người gửi hàng và người nhận hàng, thì bản kê khai cước vận chuyển cũng sẽ hiển thị cước phí vận chuyển cho từng lô hàng trên tàu… Điều này được thực hiện để thu phí vận chuyển hàng hóa từ người gửi hàng tại cảng đi hoặc người nhận hàng từ cảng đến. Bảng kê cước vận chuyển cũng có thể được sử dụng để tính hoa hồng vận chuyển hàng hóa, v.v.

Bản kê khai hàng hoá nguy hiểm

Bản kê khai hàng hóa nguy hiểm liệt kê tất cả những hàng hóa hoặc vật liệu nguy hiểm (HAZMAT) được phân loại là hàng hóa nguy hiểm, được vận chuyển trên tàu. Các chi tiết được cung cấp bởi người gửi hàng theo phân loại hàng hóa nguy hiểm chính xác. Nếu không có thông tin chính xác, hàng hóa nguy hiểm sẽ không được chất lên tàu. Bản kê khai này phải được cung cấp cho cảng và cơ quan hải quan, tuân theo quy định đã được hướng dẫn, trước khi tàu rời cảng bốc hàng hoặc đến cảng dỡ hàng.

Bản kê khai hàng hóa nguy hiểm cũng sẽ hiển thị mã Hàng hóa Nguy hiểm Đường Quốc tế (IMDG) của mặt hàng đó, chi tiết Hướng dẫn Sơ cứu Y tế (MFAG),...

Mã IMDG là một tập hợp các chỉ định để vận chuyển hàng hóa nguy hiểm bằng tàu. Nó được phát hành bởi Tổ chức Hàng hải Quốc tế (IMO) và được cập nhật hai năm một lần. Khi các vật liệu nguy hiểm được đóng gói, người gửi hàng có trách nhiệm tuân thủ các quy tắc IMDG trong việc đóng gói để đảm bảo an toàn trong quá trình vận chuyển

MFAG là hướng dẫn do Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) xuất bản để xử lý các tai nạn liên quan đến hàng hóa nguy hiểm, đặc biệt là hóa chất. Nó liệt kê các biện pháp an toàn, sơ cứu và các thủ tục khẩn cấp phải tuân theo trong trường hợp xảy ra tai nạn liên quan đến hóa chất nguy hiểm.

Types of shipping Manifest

Khi ở trên tàu chở hàng, các vật liệu nguy hiểm sẽ tuân theo kế hoạch sắp xếp hàng hóa và hướng dẫn xử lý riêng.

Ví dụ về hàng hóa nguy hiểm là một số hóa chất độc hại hoặc ăn mòn, khí nén, vật liệu phóng xạ, vật liệu nổ, v.v.

Bản kê khai hàng đông lạnh

Container lạnh được dùng vận chuyển các hàng hoá dễ bị tác động bởi nhiệt độ cao và biến động nhiệt độ.

Có thể bao gồm các mặt hàng về thức ăn, dược phẩm hoặc thiết bị điện tử có độ nhạy cao phải được bảo quản và vận chuyển với nhiệt độ và độ ẩm cụ thể

Container lạnh thường hoạt động bằng cách sử dụng hệ thống làm lạnh bên trong hoặc máy phát điện. Tuy nhiên, chúng có thể cần nguồn điện bên ngoài trong quá trình vận chuyển trên một khoảng cách dài.

Một bản kê khai hàng đông lạnh sẽ phải có những thông tin chi tiết về container lạnh được đưa lên tàu để giao cho những người nhận hàng khác nhau tại các điểm đến khác nhau. Những thông tin chi tiết sẽ bao gồm cài đặt nhiệt độ, cài đặt độ ẩm và những yêu cầu khác về container lạnh trên tàu.

Bản kê khai hàng quá khổ?

Hàng hóa quá khổ (OOG) là gì? Hàng hóa quá khổ là hàng hóa không thể được đóng trong container hoặc không phù hợp với cách đóng gói hình vuông hoặc hình chữ nhật. Còn được gọi là hàng OOG hoặc AIL (Abnormal Indivisible Loads) những hàng hóa này có thể có hình dạng, kích thước bất thường hoặc có chỗ lồi lõm đòi hỏi các yêu cầu đóng gói và xếp chồng đặc biệt dù ở kho hay trên tàu. Chúng không vừa với các container vận chuyển thông thường.

Một bản kê khai hàng quá khổ sẽ hiển thị những những thông tin chi tiết về hàng hoá bao gồm kích thước, trọng lượng,...của nó.

Ví dụ về hàng quá khổ là cánh của tua-bin gió, máy móc xây dựng, rơ moóc ô tô, v.v...

Bản kê khai hàng xuất khẩu và nhập khẩu

Cả hai bản kê khai hàng xuất khẩu và nhập khẩu đêu giống nhau là bản kê khai hàng hoá. Khi nó được nộp cho hải quan vào thời điểm tàu ​​rời cảng, nó được gọi là bản kê khai xuất khẩu. Bản kê khai được cung cấp cho hải quan cảng trước hoặc khi tàu đến cảng là bản kê khai nhập khẩu. Yêu cầu nộp các bảng kê khai này khác nhau giữa các cảng. Tuy nhiên, yêu cầu phổ biến nhất là nộp bản kê khai xuất khẩu cho hải quan cảng trước khi tàu rời cảng xếp hàng. Đối với bản kê khai nhập khẩu, yêu cầu chung là nó phải được nộp cho hải quan của cảng đích khi tàu rời cảng nước ngoài cuối cùng trước khi cập cảng dỡ hàng.

Hầu hết các hải quan cảng trên thế giới đều rất nghiêm khắc trong việc nộp bản kê khai hàng hoá. Không tuân thủ các yêu cầu có thể dẫn đến kết quả hàng hoá không được cho phép bốc lên hoặc dở xuống tàu.

Đại lý vận chuyển tại cảng bốc hàng thường chuẩn bị bản kê khai hàng hoá. Đại lý này có thể gửi một bản sao kê khai hàng hoá cho các đối tác của mình tại các cảng đích để họ có thể nộp nó cho hải quan cảng tương ứng của họ. Ngoài ra, người nhận hàng được đại lý của người vận chuyển thông báo về việc hàng hóa của họ đã đến cảng dỡ hàng sau khi nhận được bản kê khai hàng hóa từ cảng xếp hàng.

Chứng từ hàng hóa có thể nói là hoàn chỉnh một khi bản kê khai hàng hóa cuối cùng được tải lên hệ thống máy tính của hãng vận tải biển. Để tránh những thay đổi tiếp theo đối với bản kê khai hàng hóa, hệ thống hàng hóa của tàu sẽ bị khóa sau một khoảng thời gian nhất định kể từ khi khởi hành từ cảng xếp hàng.

Bản kê khai hàng hóa có thể được thay đổi không?

Các công ty vận chuyển thỉnh thoảng có khách hàng muốn thay đổi một số chi tiết về hàng hóa đã vận chuyển của mình. Tuy nhiên, điều này có thể được thực hiện? Có hệ quả gì không?

Những cơ quan hải quan trên thế giới thường rất nghiêm khắc trong việc thay đổi bản kê khai hàng hoá. Điều này là do những thay đổi đối với một số chi tiết nhất định sẽ dẫn đến những thay đổi về thuế hải quan, v.v.

Do đó, những thay đổi về số lượng, chủng loại hàng hóa, mã HS, giá cước, v.v. thường không được phép. Cơ quan hải quan tại một số cảng nhất định phạt tiền đối với các sửa chữa có thể được thực hiện. Ngoài ra còn có các thời hạn đã đặt mà sau đó không được phép thay đổi.

Các thay đổi đối với bảng kê khai hàng hóa có thể được thực hiện bằng cách sử dụng tùy chọn sửa bảng kê khai hàng hóa trực tuyến. Biểu mẫu này cũng có thể được điền ngoại tuyến và gửi trong một số trường hợp.

Nó được chuẩn bị bởi đại lý vận chuyển tại cảng bốc hàng và được chuyển đến đại lý tại cảng đích, người này sẽ đưa nó cho cơ quan hải quan ở đó. Đại lý hãng vận chuyển sẽ tính phí sửa chữa bảng kê khai cho những sửa chữa đó.

Bảng kê khai hàng hoá tự động

Hải quan ở các quốc gia như Mỹ, Canada, Nhật, Trung Quốc,... Yêu cầu bản kê khai của tàu phải được nộp thông qua Hệ thống kê khai hàng hoá tự động (AMS). Những thông tin chi tiết của hàng hoá chở trên tàu được yêu cầu nhập và tải lên AMS trong khung thời gian do cơ quan có thẩm quyền quy định.

Với việc tăng cường cảnh giác để ngăn chặn khủng bố, buôn lậu ma túy và các hoạt động bất hợp pháp khác, các cơ quan có thẩm quyền áp dụng các khoản tiền phạt lớn khi không tuân thủ các quy tắc nộp bản kê khai hàng hóa của tàu cho AMS.

Đôi khi người gửi hàng không hiển thị đúng số lượng hàng hoá của họ để trốn phí hoặc thuế hải quan. Việc không tuân thủ các quy tắc hoặc không duy trì tính chính xác của hồ sơ hàng hóa cũng có thể dẫn đến việc hàng hóa bị tịch thu.

Trong xuất khẩu và nhập khẩu, bắt buộc phải nộp bản kê khai thông qua kênh thích hợp như là Bản Kê Khai Hàng Hoá Tự Động hoặc cách khác, tuân theo các khung thời gian thích hợp do cơ quan có thẩm quyền đặt ra.

Ngày càng nhiều quốc gia chuyển sang giao dịch hàng hải điện tử để ngăn chặn gian lận và thao túng. Ngày nay, các công nghệ phát triển và hệ thống an toàn giúp theo dõi và ghi lại các giao dịch đó.

Bản kê khai hàng hoá và vận đơn

Bản kê khai hàng hóa đôi khi bị nhầm lẫn với vận đơn do người khai thác tàu hoặc đại lý của tàu cấp. Bản kê khai hàng hóa là một danh sách tổng hợp duy nhất gồm nhiều vận đơn và chi tiết về hàng hóa được liệt kê trên đó. Mặt khác, một nhà khai thác tàu có thể phát hành một số vận đơn cho từng khách hàng của mình.

Vận đơn là sự xác nhận của người vận chuyển về việc đã nhận hàng trên tàu của họ, theo đó người vận chuyển cam kết vận chuyển hàng hóa đó từ điểm A đến điểm B. Vận đơn có thể chuyển nhượng được hoặc không chuyển nhượng được.

Tóm lại, bảng kê khai hàng hoá có tất cả các thông tin liên quan đến hàng hóa ngoại trừ chi phí vận chuyển hàng hóa của nó. Bảng kê khai cước phí hàng hóa bao gồm các chi tiết có trong bản kê khai hàng hóa, cũng như cước vận chuyển của những hàng hóa này.

Bảng kê khai hàng đông lạnh sẽ hiển thị thông tin chi tiết của thùng lạnh trên tàu. Bảng kê khai hàng hoá nguy hiểm hiển thị những thông tin chi tiết về hàng hoá nguy hiểm trên tàu trong khi bảng kê khai hàng hoá quá khổ (OOG) sẽ liệt kê chi tiết của tất cả hàng hoá quá khổ được vận chuyển lên tàu.

Nguồn: marineinsight.


Tin tức liên quan

Niêm Phong Container – Tầm Quan Trọng, Phân Loại Và Các Yêu Cầu
Niêm Phong Container – Tầm Quan Trọng, Phân Loại Và Các Yêu Cầu

2004 Lượt xem

Giống như việc bạn khóa cửa nhà để bảo vệ đồ đạc cá nhân của mình, các container hàng hải cũng cần được bảo vệ và khóa để ngăn chặn hành vi trộm cắp và đánh tráo hàng hóa bên trong khi đang trên đường đến đích.

5 LỖI SAI PHỔ BIẾN KHI NHẬP KHẨU HÀNG VÀO HOA KỲ
5 LỖI SAI PHỔ BIẾN KHI NHẬP KHẨU HÀNG VÀO HOA KỲ

2299 Lượt xem

Vào năm 2010, một trong những cuộc hội thảo về Tuân thủ Hải quan Hoa Kỳ đầu tiên của chúng tôi, Cơ quan Hải quan và Bảo vệ biên giới Hoa Kỳ (CBP) đã xác định 5 sai lầm phổ biến nhất cần tránh khi nhập khẩu vào Hoa Kỳ. Thú vị thay, đây vẫn là những sai lầm phổ biến nhất hiện nay.


Bình luận
  • Đánh giá của bạn
Đã thêm vào giỏ hàng