ĐỢT BÙNG PHÁT COVID MỚI CỦA TRUNG QUỐC TÀN PHÁ CHUỖI CUNG ỨNG

Giờ đây, các lệnh phong toả do Covid-19 của Trung Quốc đã được nới lỏng, tình trạng thiếu công nhân và đóng cửa nhà máy do virus bùng phát, là những vấn đề mới nhất ảnh hưởng đến chuỗi cung ứng của nước này.

 

Theo SCMP, sự thay đổi đột ngột của chính sách Không Covid đã dẫn đến số ca nhiễm tăng vọt trên toàn quốc, khiến các bệnh viện phải “gồng mình chống chọi”.

 

Nhà lập hoạch định vận tải đường bộ Trung Quốc-châu Âu tại ITS Cargo, bà Alice Tang cho biết virus đã “lây lan rất nhanh” trong vài tuần qua.

 

 cho biết: “Một công ty giao nhận ở Trung Quốc nói rằng hơn 50% đồng nghiệp của họ đã nghỉ bệnh, đối tác của chúng tôi ở Tân Cương cho biết 70% công nhân của họ đã bị nhiễm bệnh và hôm nay tôi đã gọi cho một số nhà máy và họ cũng nói như vậy.

 

“Do đó, nhiều nhà máy và công ty logistics đã quyết định bắt đầu kỳ nghỉ năm mới sớm”.

 

“Điển hình là một số nhà máy dệt ở Chiết Giang thông báo nghỉ lễ tới hai tháng. Đến cuối tháng 12, 60% doanh nghiệp ở Quảng Đông, Chiết Giang và Sơn Đông sẽ ngừng hoạt động.”

 

Hơn nữa, các dịch vụ chuyển phát nhanh trong nước của Trung Quốc đã bị trì hoãn, bà giải thích: “Các bưu kiện được cho là chất đống trên đường phố Bắc Kinh. Nhiều siêu thị chất đầy những túi nhựa đựng hàng hóa hàng ngày đang chờ người chuyển phát đến giao.”

 

Theo Zencargo, một số nhà máy cũng có thể buộc phải sản xuất chậm lại do thiếu linh kiện từ các nhà cung cấp.

Công ty giao nhận này cho biết thêm: “Và các tài xế xe tải bị ốm do coronavirus cũng có thể gây ra sự gián đoạn lớn cho chuỗi cung ứng.”

 

Điều may mắn duy nhất là, với việc các thị trường nghỉ lễ Giáng sinh, các đơn đặt hàng của Trung Quốc vì thế giảm đáng kể theo mùa. Chẳng hạn, xuất khẩu sang Mỹ đã giảm 25% so với cùng kỳ năm ngoái vào tháng 11 tính theo đồng đô la Mỹ, trong khi các nhà giao nhận cho biết tháng 12 “rất yên ắng”.

 

Điều này cũng đã được phản ánh bằng việc giá cước vận tải đường biển giảm mạnh, mặc dù, theo cập nhật mới nhất từ dữ liệu của ​​Linerlytica, các hãng vận tải đã cố gắng giảm tốc độ giảm giá cho đến thời điểm hiện tại.

 

Đại diện từ Linerlytica cho biết: “Các biện pháp quản lý năng năng suất vận chuyển để đối phó với sự sụt giảm giá cước vận tải container đang giúp làm chậm tốc độ giảm giá, với SCFI ghi nhận mức giảm hàng tuần thấp nhất kể từ tháng Bảy.

 

“Tuy nhiên, cần phải làm nhiều hơn nữa để đảo ngược đà suy giảm, vì việc làm trống lịch tàu đã không hiệu quả trong việc đảo ngược đà trượt giá, trong khi việc rút công suất chỉ giới hạn ở các dịch vụ nhỏ hơn mà không tạo ra bất kỳ tác động đáng kể nào đến sự mất cân đối cung cầu tổng thể.”

 

“Các hãng vận chuyển từ chối cam kết việc cắt giảm công suất lâu dài sẽ tiếp tục ảnh hưởng đến triển vọng giá cước vào năm 2023, với các hợp đồng sớm được ký cho đến nay ít hơn 70% so với năm ngoái.”

 

Nguồn: theloadstar.com by Sam Whelan



Tin tức liên quan

YANG MING CHO RẰNG SẼ KHÓ CÓ SỰ PHỤC HỒI TRONG NGÀNH VẬN TẢI VÀO NĂM 2024
YANG MING CHO RẰNG SẼ KHÓ CÓ SỰ PHỤC HỒI TRONG NGÀNH VẬN TẢI VÀO NĂM 2024

810 Lượt xem

Trong một buổi họp báo diễn ra ngày 21 tháng 9, CEO của Yang Ming, ông Peter Su cho biết mùa cao điểm của quý ba năm nay là " một sự thất vọng" và công ty không có kỳ vọng gì tốt hơn cho năm 2024.

 

BÃO MUIFA KHIẾN CÁC CẢNG TRUNG QUỐC ĐÓNG CỬA LẦN THỨ HAI SAU 10 NGÀY
BÃO MUIFA KHIẾN CÁC CẢNG TRUNG QUỐC ĐÓNG CỬA LẦN THỨ HAI SAU 10 NGÀY

1086 Lượt xem

Một cơn bão khác đã khiến các cảng ở hai thành phố Thượng Hải và Ninh Ba đóng cửa lần thứ hai trong 10 ngày. Bên cạnh đó các nhà giao nhận dự đoán về "hiệu ứng gợn sóng" của những chuyến hàng bị trì hoãn.

 

SỐ LƯỢNG TÀU VẬN TẢI Ở CÁC CẢNG TẠI VIỆT NAM TĂNG 21% TRONG NỬA ĐẦU NĂM NAY
SỐ LƯỢNG TÀU VẬN TẢI Ở CÁC CẢNG TẠI VIỆT NAM TĂNG 21% TRONG NỬA ĐẦU NĂM NAY

1795 Lượt xem

Theo ông Hoàng Hồng Giang, Phó Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam (VMA), lượng hàng container vận chuyển qua các cảng Việt Nam tăng 21% so với cùng kỳ năm trước. Đạt hơn 14,7 triệu teu trong 6 tháng qua.


Bình luận
  • Đánh giá của bạn
Đã thêm vào giỏ hàng