HÃNG VẬN CHUYỂN CMA CGM NHẮM ĐẾN VIỆT NAM, NHƯNG ĐÂY LẠI LÀ MỘT THỊ TRƯỜNG PHỨC TẠP

Ông Bergamini cho biết CMA CGM đã “cam kết tiếp tục hỗ trợ cho sự phát triển kinh tế của Việt Nam thông qua việc mở rộng Gemalink, và với các giải pháp về chuỗi cung ứng từ Ceva Logistics và Hãng vận chuyển CMA CGM.”

 

Hãng vận chuyển CMA CGM đang lên kế hoạch để xin cấp phép bay tại Việt Nam.

Theo phương tiện truyền thông địa phương, Phó chủ tịch phụ trách phát triển kinh doanh của hãng hàng không, ông Patric Bergamini đã công bố kế hoạch tại Hội nghị thượng đỉnh kinh doanh Asean-EU ở thủ đô Brussels, Vương quốc Bỉ vào tuần trước

Thực vây, Doanh nghiệp Pháp đã đầu tư vào các cảng biển của Việt Nam kể từ năm 1994 và nắm giữ cổ phần chính của Cảng Gemalink Container tại cảng nước sâu Cái Mép ở phía nam, cũng như cảng Lạch Huyện ở phía bắc thành phố Hải Phòng.

Giai đoạn hai của Gemalink đã được tiến hành, cũng như là khoản đầu tư của CMA tại cảng cạn mới gần thành phố Hồ Chí Minh – nhưng việc vận hành bộ phận vận chuyển hàng hóa bằng đường Hàng không sẽ tạo ra một bước đột phá lớn trong lĩnh vực vận tải hàng không Việt Nam.

Tuy nhiên, Việt Nam đã cho thấy đây là một thị trường khó khăn cho những người mới tham gia những năm gần đây. Ví dụ như, Hãng vận chuyển IPP cho đến nay vẫn chưa thể cất cánh, trong khi ngay cả Vietjet, một hãng Hãng vận chuyển chở khách được thành lập lâu đời, đã phải vật vã để triển khai hoạt động vận tải hàng hoá, mặc dù đã có tham vọng từ rất lâu.

Hãng vận chuyển CMA CGM cũng đang gặp khó khăn trong thị trường Mỹ do sự suy thoái ở đó và Việt Nam cũng có thể khó khăn không kém do sự sụt giảm xuất khẩu hiện tại gây ra bởi nhu cầu tiêu dùng giảm ở châu Âu và Mỹ.

Theo cập nhật từ công ty giao nhận địa phương HLS Air Sea International Logistics, xuất khẩu trong nửa đầu tháng 11 giảm 16.7% so với nửa cuối tháng 10, phần lớn là vì nhu cầu tiêu dùng các sản phẩm máy tính và điện tử giảm

Các nhà giao nhận cho biết: “Thị trường Việt Nam đang trong thời kỳ suy thoái khi hầu hết các hợp đồng mua bán trong năm 2022 từ Mỹ và Châu Âu đã hết hạn.”

“Khối lượng hàng hoá xuất khẩu vào tháng 12 đã cao hơn nhưng do lượng chỗ trống còn rất lớn nên các hãng vận chuyển đang cạnh tranh nhau bằng cách cắt giảm lãi suất”

Source: theloadstar.com


Tin tức liên quan

WINDWARD: TÀU CONTAINER TRÊN THẾ GIỚI BỊ MẮC KẸT TRONG SỰ TẮC NGHẼN LẦN THỨ 5
WINDWARD: TÀU CONTAINER TRÊN THẾ GIỚI BỊ MẮC KẸT TRONG SỰ TẮC NGHẼN LẦN THỨ 5

1516 Lượt xem

Sau khi có dấu hiệu tiến triển rằng các vụ tắc nghẽn tàu container bên ngoài các cảng có thể giảm bớt, có vẻ như xu hướng này đang tự đảo ngược. Với việc phong tỏa ảnh hưởng đến việc di chuyển của các tàu tại các cảng lớn của Trung Quốc, tình trạng ùn ứ dường như đang lan sang các cảng khác trên toàn cầu.
2M ‘CHẬM LẠI’ VÀ BƠM CÔNG SUẤT LỚN CHÂM NGÒI CHO TUYẾN Á-ÂU
2M ‘CHẬM LẠI’ VÀ BƠM CÔNG SUẤT LỚN CHÂM NGÒI CHO TUYẾN Á-ÂU

747 Lượt xem

Vào tháng tới, 2 thành viên của 2M là MSC và Maersk sẽ triển khai thêm chín tàu trên các tuyến Á-Âu của họ, nơi mà sự gia tăng công suất trong giai đoạn nhu cầu yếu có thể gây ra một cuộc chiến khốc liệt trên tuyến thương mại này.
ÙN TẮC TẠI CẢNG TRUNG QUỐC NGÀY CÀNG TRỞ NÊN TỒI TỆ HƠN
ÙN TẮC TẠI CẢNG TRUNG QUỐC NGÀY CÀNG TRỞ NÊN TỒI TỆ HƠN

1138 Lượt xem

Shenzhen có thể đã trải qua giai đoạn tồi tệ nhất trong việc phong tỏa vì Covid, nhưng những tác động gợn sóng trong cuộc chiến của Trung Quốc với Omicron đang đối mặt với việc nhiều tàu trở lại dọc theo bờ biển, buộc các hãng tàu phải thay đổi lịch trình để tránh các vấn đề tắc nghẽn ngày càng tăng.

Bình luận
  • Đánh giá của bạn
Đã thêm vào giỏ hàng