MAERSK ĐỐI MẶT VỚI KHIẾU NẠI NGHIÊM TRỌNG CỦA NGƯỜI GỬI HÀNG

Công ty Maersk là hãng vận tải mới nhất phải đối mặt với sự phẫn nộ của các ngườigửi hàng Mỹ trong một vụ kiện tầm cỡ sẽ làm dấy lên cuộc tranh luận lớn hơn về sự thống trị toàn cầu của các hãng vận tải trong thương mại quốc tế.

 

 

Mới đây trong một loạt các khiếu nại được đưa đến khay nhận văn thư bận rộn của Ủy ban Hàng hải Liên bang (FMC) tại Washington DC, công ty OJ Commerce (OJC), một nhà nhập khẩu đồ nội thất có trụ sở tại Florida, đã đệ đơn kiện hãng vận tải Đan Mạch và công ty con Hamburg Sud của họ, với cáo buộc tăng giá, thông đồng và vi phạm hợp đồng.

 

Các cáo buộc từ công ty OJC thu hút được dư luận nhiều hơn các khiếu nại gần đây và vụ việc đưa đưa đi xa hơn khi công ty này quyết định công khai vụ việc với một một bài báo dài do tờ New York Times thực cùng với các tờ khác cũng đưa tin về vụ kiện này.

 

OJC khẳng định rằng Maersk đã không tôn trọng hợp đồng của mình và khi họ phản ánh, hãng vận tải chỉ đơn giản bỏ rơi OJC để họ loay hoay giữa tỷ giá cực kì đắt đỏ.

 

Trả lời câu hỏi của Splash, người phát ngôn của công ty cho biết: “Chúng tôi sẽ không đưa ra bất kì ý kiến nào về vụ kiện mà không liên quan đến quy trình của FMC, điều này cho phép cả hai bên có cơ hội bày tỏ quan điểm của mình một cách công bằng.”

 

Hãng vận tải Maersk đã tháo chạy khỏi nền kinh tế thế giới trong đại dịch mà không hề e ngại hay hối hận

 

“Hãng vận tải Maersk đã tháo chạy khỏi nền kinh tế thế giới trong thời kỳ đại dịch mà không hề e ngại hay hối hận để thu về khoản lợi nhuận kỷ lục trong lịch sử, trong khi người tiêu dùng, chủ hàng và thế giới phải gánh chịu lạm phát cao trong 40 năm, phần lớn là do chiến lược định giá của các hãng vận tải biển. ” hồ sơ vụ việc của OJC cho biết thêm: “Nói thẳng ra, Maersk đã thổi phồng giá, khi mà hãng này đã tận dụng triệt để cuộc khủng hoảng toàn cầu để moi tiền nhiều nhất có thể từ các chủ hàng. Điều này có thể đạt được nhờ một nhóm nhỏ các hãng vận tải – được tổ chức thành ba liên minh thân thiết – thống trị các tuyến đường biển. Sự thống trị của họ phần lớn dựa vào quyền miễn trừ chống độc quyền của liên bang do Đạo luật Vận chuyển cấp.”

 

Các vụ kiện khác đang chồng chất chống lại Maersk và các hãng vận chuyển khác. Vào tháng 9, tờ báo Splash đưa tin U Shippers Group, một hiệp hội các chủ hàng, đã đệ đơn khiếu nại Maersk lên FMC cáo buộc vi phạm Đạo luật Vận chuyển.

 

Các hãng vận tải khác buộc phải mời luật sư trong năm nay khi các vụ việc gia tăng tại FMC bao gồm CMA CGM, Hapag-Lloyd, HMM, MSC, Ocean Network Express, Wan Hai, Yang Ming và ZIM.

 

Bình luận về tất cả các vụ việc chồng chất tại FMC, Bjorn Vang Jensen, phó chủ tịch của công ty tư vấn hàng hải Sea-Intelligence, nói với Splash: “Có thể thấy khá rõ các khiếu nại và vụ kiện được đệ trình từ kinh nghiệm bản thân tôi rằng các hãng vận tải và một số nhà giao nhận ở một mức độ nào đó, vượt quá giới hạn trong nhiều trường hợp. Đó là một trường hợp thông thường của sự ngạo mạn, và tất cả chúng ta đều biết điều gì sẽ đến sau sự ngạo mạn.”

 

Jensen, một người từng làm việc cho những công ty như Maersk và Electrolux, cảnh báo: “Trong cùng thời điểm, người ta phải cẩn thận đánh giá trước các thông tin của vụ việc trước khi tiết lộ với báo chí. . Nếu không nắm được thông tin chi tiết về cả hợp đồng và lịch sử giao hàng của người gửi hàng, thì sẽ rất nguy hiểm và vô trách nhiệm khi đâm đơn kiện.”

 

Tác giả: Sam Chambers

Nguồn: splash247.com


Tin tức liên quan

TÌNH TRẠNG THỪA TÀU TIẾP TỤC TĂNG ĐỘT BIẾN KHI NHU CẦU VẪN SỤT GIẢM
TÌNH TRẠNG THỪA TÀU TIẾP TỤC TĂNG ĐỘT BIẾN KHI NHU CẦU VẪN SỤT GIẢM

884 Lượt xem

Các hãng vận tải biển đã cho ngừng hoạt động gần 50 tàu container chỉ trong tháng vừa qua, do giá cước tiếp tục giảm trên mạng lưới của họ.

 

Đài Bắc “bắt sóng” kiềm chế lạm phát vận tải container
Đài Bắc “bắt sóng” kiềm chế lạm phát vận tải container

2741 Lượt xem

Chính phủ Đài Loan đã cùng với các đối tác của mình ở Trung Quốc, Mỹ và Hàn Quốc can thiệp để hạ nhiệt thị trường vận tải container quá nóng.

CÁC CHỦ HÀNG PHẢI CHỊU GIÁ CƯỚC VẬN TẢI CAO ÍT NHẤT HAI NĂM NỮA
CÁC CHỦ HÀNG PHẢI CHỊU GIÁ CƯỚC VẬN TẢI CAO ÍT NHẤT HAI NĂM NỮA

2146 Lượt xem

Theo Drewry, các chủ hàng phải gồng mình trong ít nhất hai năm nữa do giá cước tăng cao và nguồn cung khan hiếm. 

 


Bình luận
  • Đánh giá của bạn
Đã thêm vào giỏ hàng