SEATTLE-TACOMA ĐẾN CÁC CẢNG TÀU BỊ TẮC NGHẼN Ở PHÍA NAM CALIFORNIA: CHÚNG TÔI CẢM NHẬN ĐƯỢC NỖI ĐAU CỦA BẠN.
Các tàu container cố gắng tập trung thời gian cập bến tại Seattle-Tacoma và bỏ lại hàng hóa xuất khẩu
Hình 1: Tàu container chở hàng ở Tây Bắc Thái Bình Dương. Nguồn: Freightwaves.com
Được viết bởi Kim Link-Wills 03/03/2021
Hiệu ứng thác nước do tắc nghẽn ở cảng Nam California đã gây ra sự sụt giảm xuất khẩu ở phía Tây Bắc Thái Bình Dương.
Thứ tư vừa qua, giám đốc điều hành của Liên minh Cảng biển Tây Bắc (NWSA) John Wolfe báo cáo rằng tổng hàng hóa xuất khẩu trong tháng Giêng năm 2021 đã giảm 13,4% so với cùng thời điểm năm vừa rồi. Cụ thể từ 66.410 đơn vị tương đương 20 foot (TEU) vào năm 2020 xuống còn 57.517 TEU trong năm nay.
“Khi có sự tắc nghẽn ở các cửa khẩu khác, lịch trình của tàu quá xa nên khi họ cập bến Seattle-Tacoma, khoảng thời gian để họ làm việc và quay trở lại châu Á đã giảm đáng kể. Họ đang gấp rút quay lại con tàu để cố gắng đưa con tàu quay trở lại đúng lịch trình. Điều này đã tạo ra nhiều rắc rối cho chúng tôi,” ông Wolfe trả lời câu hỏi từ báo American Shipper về lý do giảm hàng xuất khẩu.
“Các nhà xuất khẩu đã gặp rất nhiều khó khăn trong việc lập kế hoạch đưa hàng hóa của họ vào bến để kịp đón chuyến tàu đó. Cửa sổ giao hàng cho những con tàu này rất chặt nên đôi khi họ bỏ lỡ cửa số đó,” ông phát biểu trong một hội nghị truyền hình hôm Thứ tư. “Đó là lý do chủ yếu cho sự sụt giảm, lịch trình của tàu quá xa. Chúng tôi đang cố gắng giải quyết vấn đề đó bởi vì chúng tôi đánh giá cao hàng hóa xuất khẩu di chuyển qua cổng của chúng tôi.”
Hình 2: FreightWaves SONAR: Khối lượng container quốc tế xếp hàng ngày vào năm 2020 (xanh) và 2021 (trắng). Khối lượng container tải quốc tế nhập khẩu trung bình hàng ngày vào thị trường Seattle đã giảm 13,8% so với cùng kỳ năm trước trong tháng Giêng. Các công-te-nơ quốc tế chất tải đến đã giảm ~ 17% so với cùng kỳ năm ngoái trong tháng 3.
Nguồn: FreightWaves SONAR
Được viết bởi Kim Link-Wills 03/03/2021
“Vì vậy, chúng tôi đang với các nhà khai thác bến cảng để xem liệu họ có thể làm tốt hơn công việc dự báo khi các tàu đó sẽ ghé vào bến của họ và mở ra cơ hội giao hàng xuất khẩu cho các tàu đó khi chúng cập bến,” ông Wolfe nói.
Các cảng NWSA của Seattle-Tacoma, Washington, không có vấn đề tắc nghẽn như ở cảng Los Angeles và Long Beach. Và ông Wolfe chỉ ra rằng các cảng ở phía Nam California có số lượng các chuyến tàu hàng tuần nhiều hơn gấp đôi so với những cảng còn lại mà NWSA có.
Hằng năm, cảng Los Angeles và Long Beach có khoảng 19 triệu TEU tương đương 20 feet so với cảng Seattle-Tacoma của chúng tôi, nơi sở hữu khoảng 3,7 đến 3,8 triệu TEU,” ông Wolfe cho biết. Ngoài ra, ông cho biết thêm các chuyến tàu cập những cảng ở Vịnh San Pedro cũng có xu hướng lớn các cảng ở Tây Bắc Thái Bình Dương và do đó mất nhiều thời gian để dỡ hàng.
Và do đó, những sự trì hoãn, chậm trễ trải qua tại các cảng Bờ Tây khác đã chuyển đến Seattle-Tacoma.
“Trong số khoảng 20 dịch vụ ghé cảng của chúng tôi hàng tuần, chỉ một số ít các dịch vụ đó gọi Seattle-Tacoma là cảng cập bến đầu tiên ở Bờ Tây. Vì vậy, trước tiên họ sẽ ghé Nam California, sau đó dọc theo bờ biển đến Seattle-Tacoma hoặc hướng khác, đó là cập bến một cảng của Canada và đi xuống Seattle-Tacoma,” ông Wolfe giải thích.
Tình hình còn trở nên phức tạp hơn do sự sẵn có của thiết bị - hoặc sự thiếu thốn.
“Do nhu cầu nhập khẩu đáng kể từ châu Á vào các quốc gia này, các nhà khai thác tàu đang tăng cước phí đi hướng đông mà họ tính cho các chủ hàng để vận chuyển hàng hóa từ châu Á đến Mỹ, chính điều này đã tạo ra lợi nhuận lớn hơn cho các hãng vận tải,” ông Wolfe cho biết. “Và kết quả là, họ rất nóng lòng muốn trang bị thiết bị cho những con tàu đó, dù là tàu có hàng hay rỗng, đều trở lại châu Á để họ có thể tận dụng mức giá cao hơn mà họ đang được hưởng hiện nay trên thị trường.
“Đó là kinh tế học đơn giản. Đó cũng là một phần của sự thách thức,” ông nói. “Đó là một vấn đề thực sự quan trọng cần giải quyết. Xuất khẩu là một phần rất quan trọng góp phần thúc đẩy sức khỏe của nền kinh tế của chúng tôi. Chúng tôi có một thị trường xuất khẩu rất mạnh ở cửa khẩu này. Một phần của thách thức là do tất cả các vấn đề tắc nghẽn… đã ảnh hưởng tiêu cực đến cơ hội xuất khẩu.”
Trong khi đó, toàn bộ hàng nhập khẩu vẫn chiếm ưu thế, tăng gần 11% so với cùng thời điểm năm ngoái trong tháng Giêng, từ 102,878 TEU vào năm 2020 lên 114,083 TEU trong năm nay.
“Chúng tôi đã chiếm vị thế tốt trên thị trường. Chúng tôi có thừa khả năng để nhận thêm hàng hóa và chúng tôi là một cửa khẩu ít tắc nghẽn hơn so với nhiều cửa khẩu khác,” ông Wolfe cho biết.
Chủ tịch Ủy ban Cảng Seattle, Fred Felleman, lưu ý rằng cửa khẩu NWSA là một “cảng tùy ý”, có nghĩa là đây thường không phải là bến cảng đầu tiên của Hoa Kỳ và khoảng ¾ hàng hóa nhập khẩu sau đó được vận chuyển về phía đông thay vì ở lại Tây Bắc Thái Bình Dương.
“Điều đó cũng có nghĩa là chúng tôi có tình hình cạnh tranh hơn nhiều bởi vì nếu mục tiêu của bạn là chỉ đến Chicago, bạn có thể vận chuyển hàng hóa từ bất kỳ cửa khẩu nào nào. Do đó, chúng tôi cần phải tiết chế và tiếp tục đầu tư vào cơ sở hạ tầng của mình để có thể để cung cấp chất lượng dịch vụ mà chúng tôi sẽ ưu tiên hàng đầu,” Felleman cho biết.
Source: Freightwaves.com
Xem thêm