NHỮNG ĐỔI MỚI TRONG HỆ THỐNG CẢNG, HẢI QUAN BẮT ĐẦU TỪ 1/4/2021

Hôm nay ngày 1/4/2021, thế giới hay thường gọi hôm nay là này cá tháng Tư. Những sự kiện gì xảy trong ngày hôm nay đối với hệ thống logistics và vận tải.

 

  1. Đầu tiên phải nhắc đến là mức giá mới áp dụng cho các chi phí vận hành cảng.

Kể từ ngày 01/04/2021, TCT TCSG áp dụng các chính sách và biểu giá mới tại các khu vực, cụ thể:

  1. Về vận tải, từ 0 giờ ngày hôm nay (1.4),chủ đầu tư là Công ty CP Đầu tư hạ tầng kỹ thuật TP (CII) sẽ đưa vào thu phí chính thức trạm thu phí BOT xa lộ Hà Nội. Kèm theo đó, giá xăng dầu đang trên đà tăng cũng là một gánh nặng không nhỏ cho các đơn vị vận tải.

 

 

  1. Các công văn khác có hiệu lực trong tháng 4.

Thêm loại phí hải quan mới Thông tư 14/2021/TT-BTC

Thông tư này có hiệu lực từ ngày 05/04/2021 và thay thế Thông tư số 274/2016/TT-BTC ngày 14 tháng 11 năm 2016)

Thông tư 14/2021/TT-BTC đã bổ sung một loại phí hải quan mới là phí cấp, cấp lại sổ tạm quản (sổ ATA) đối với hàng hóa tạm xuất, tái nhập theo Nghị định 64/2020/NĐ-CP.

Mức thu phí hải quan cấp sổ ATA là 1.000.000 đồng/sổ và phí cấp lại sổ ATA là 500.000 đồng/sổ.

Ngoài bổ sung loại phí nêu trên, mức thu các loại phí khác vẫn được giữ nguyên như trước đây, trong đó có: Phí hải quan đối với hàng xuất, nhập khẩu, phương tiện vận tải xuất, nhập cảnh: 200.000 đồng/tờ khai; Lệ phí đối với phương tiện quá cảnh đường bộ (ô tô, đầu kéo, máy kéo): 200.000 đồng/phương tiện…

Cũng theo Thông tư này, phí hải quan sẽ được miễn đối với các trường hợp như: Hàng viện trợ nhận đạo, viện trợ không hoàn lại; Hàng xuất, nhập khẩu gửi qua dịch vụ chuyển phát nhanh có giá trị từ 01 triệu đồng trở xuống hoặc có số tiền thuế phải nộp dưới 100.000 đồng…

Quy định mới về phân tích để phân loại hàng hóa xuất nhập khẩu

Bộ Tài chính ban hành Thông tư 17/2021/TT-BTC sửa đổi, bổ sung Thông tư 14/2015/TT-BTC về phân loại, phân tích để kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm đối với hàng hóa xuất nhập khẩu, có hiệu lực kể từ ngày 12/04/2021.

Theo Thông tư 17/2021/TT-BTC, hồ sơ yêu cầu phân tích để phân loại hàng hóa gồm: Mỗi mặt hàng lập 1 Phiếu yêu cầu phân tích hàng hóa xuất nhập khẩu (XNK) kiêm Biên bản lấy mẫu hàng hóa; Phiếu ghi số, ngày văn bản, chứng từ thuộc hồ sơ hải quan liên quan đến mẫu hàng hóa; Mẫu hàng hóa yêu cầu phân tích; Tài liệu kỹ thuật của hàng hóa, trường hợp không có tài liệu kỹ thuật thì cơ quan hải quan nơi gửi hồ sơ phải nêu rõ lý do.

Như vậy, so với quy định hiện hành tại Thông tư 14/2015/TT-BTC, hồ sơ được bổ sung thêm “Tài liệu kỹ thuật của hàng hóa, trường hợp không có tài liệu kỹ thuật thì cơ quan hải quan nơi gửi hồ sơ phải nêu rõ lý do”.

Đồng thời Thông tư 17/2021/TT-BTC cũng sửa đổi, bổ sung về phân loại, áp dụng mức thuế đối với một số trường hợp đặc biệt như sau: "Trường hợp có sự khác biệt về mô tả hàng hóa tại Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam và mô tả hàng hóa theo Danh mục HS (Danh mục hài hòa mô tả và mã hóa hàng hóa của Tổ chức Hải quan thế giới), Danh mục AHTN (Danh mục thuế quan hài hòa ASEAN) thì áp dụng trực tiếp mô tả hàng hóa theo Danh mục HS, Danh mục AHTN để phân loại và hướng dẫn phân loại theo nguyên tắc áp dụng quy định của Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên”.

Điều kiện miễn thuế với nhập khẩu linh kiện

Theo Nghị định 18/2021/NĐ-CP, nguyên liệu, vật tư, linh kiện trong nước chưa sản xuất được, sẽ được miễn thuế nhập khẩu trong 05 năm để sản xuất phục vụ các dự án sau: Dự án đầu tư thuộc Danh mục ngành, nghề đặc biệt ưu đãi đầu tư; Dự án đầu tư thuộc Danh mục địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; Dự án đầu tư của doanh nghiệp công nghệ cao, doanh nghiệp khoa học và công nghệ, tổ chức khoa học và công nghệ.

Thời gian bắt đầu sản xuất là thời gian sản xuất chính thức, không bao gồm thời gian sản xuất thử. Người nộp thuế tự kê khai, tự chịu trách nhiệm về ngày thực tế sản xuất và thông báo trước khi làm thủ tục hải quan.

Hết thời hạn miễn thuế 5 năm, người nộp thuế phải kê khai, nộp đủ thuế theo quy định đối với lượng nguyên liệu, vật tư, linh kiện nhập khẩu đã được miễn thuế nhưng không sử dụng hết.

Nghị định này có hiệu lực từ ngày 25/4/2021

Source: kinhtedothi.vn, thanhnien.vn, saigonnewport.com.vn


Tin tức liên quan

Các hãng vận tải 'trong tình trạng hoảng loạn' khi đưa ra mức giá cước 'điên rồ' vì suy thoái kinh tế
Các hãng vận tải 'trong tình trạng hoảng loạn' khi đưa ra mức giá cước 'điên rồ' vì suy thoái kinh tế

577 Lượt xem

Các hãng vận tải biển đang trong “tình trạng hoảng loạn” khi các đơn hàng từ Trung Quốc đến Bắc Âu và bờ tây Hoa Kỳ tăng lên, khiến giá FAK (for all kinds of goods) chạm đáy mới.  
'Tôi đã trả những khoản phí vô lý, hàng hóa của tôi vẫn bị ùn ứ và hãng vận chuyển muốn nhiều hơn nữa'
'Tôi đã trả những khoản phí vô lý, hàng hóa của tôi vẫn bị ùn ứ và hãng vận chuyển muốn nhiều hơn nữa'

1399 Lượt xem

Giá cước vận chuyển ngắn hạn từ Trung Quốc đến Bắc Âu đã chạm tới mốc 20.000 Đô la trên một container 40ft, trong khi các hãng hàng không xuyên Thái Bình Dương đang trích dẫn mức giá lên tới 25.000 đô la cho bờ biển phía tây của Hoa Kỳ.
LUẬT MỚI SẼ TƯỚC BỎ CÁC BIỆN PHÁP BẢO VỆ CHỐNG ĐỘC QUYỀN CỦA CÁC HÃNG TÀU
LUẬT MỚI SẼ TƯỚC BỎ CÁC BIỆN PHÁP BẢO VỆ CHỐNG ĐỘC QUYỀN CỦA CÁC HÃNG TÀU

1080 Lượt xem

Dự luật có sự ủng hộ của Nhà Trắng khi chính quyền kiểm soát sức mạnh thị trường công nghiệp

Bình luận
  • Đánh giá của bạn
Đã thêm vào giỏ hàng