NGUỒN CUNG ỨNG TỪ VIỆT NAM CÓ THỂ THAY ĐỔI DO CHI PHÍ VÀ NHỮNG HẠN CHẾ ĐANG CÓ XU HƯỚNG TĂNG CAO, CẢNH BÁO CHO CÁC DOANH NGHIỆP

Nhiều doanh nghiệp đã cảnh báo rằng tàu container vận chuyển nguồn cung ứng sang Việt Nam có thể sẽ quay đầu ngược lại nếu các chỉ thị nghiêm trọng về giãn cách xã hội không sớm kết thúc.

Nhiều doanh nghiệp đã cảnh báo rằng tàu container vận chuyển nguồn cung ứng sang Việt Nam có thể sẽ quay đầu ngược lại nếu các chỉ thị nghiêm trọng về giãn cách xã hội không sớm kết thúc.

 

Các hiệp hội bao gồm AmCham, EuroCham, các nhà lãnh đạo doanh nghiệp Hàn Quốc và Nhật Bản đã nhấn mạnh chi phí tài chính ngày càng tăng và những thách thức hoạt động từ các hạn chế của Covid ở Nam Việt Nam, đặc biệt nghiêm ngặt hơn so với các quốc gia khác ở Đông Nam Á.

 

Ví dụ, John Rockhold, Phó chủ tịch của AmCham Việt Nam, chia sẻ với truyền thông trong nước: “Các chỉ thị giãn cách xã hội nghiêm ngặt mà Việt Nam áp dụng để hạn chế sự lây lan của biến thể Delta đã buộc gần một nửa số thành viên của AmCham phải đánh giá lại chiến lược và kế hoạch kinh doanh của họ ở Việt Nam."

 

Thật vậy, một cuộc khảo sát với các thành viên của AmCham vào cuối tháng 8 cho thấy hoạt động sản xuất trong chuỗi cung ứng “đã chuyển dịch”, với 20% phản hồi biểu quyết chuyển một số hoạt động sản xuất ra khỏi Việt Nam và 16% khác nói rằng đã có các cuộc thảo luận được tiến hành để làm như vậy.

 

Mối quan tâm lớn của các nhà lãnh đạo doanh nghiệp là các quy tắc 'bong bóng' đối với các nhà máy, nơi công nhân phải ngủ tại chỗ hoặc tại các nhà trọ được ủy quyền gần đó, cũng như tắc nghẽn giao thông giữa các tỉnh, gây ra bởi sự "giải thích không nhất quán" các quy định trên toàn quốc.

 

Ông Rockhold nói thêm: “Nếu các hạn chế về việc vận chuyển và hoạt động kéo dài đến tháng 10, hơn một phần tư số thành viên của chúng tôi cho biết họ sẽ bị thiệt hại đáng kể hoặc sẽ ngừng kinh doanh tại Việt Nam.”

Tuy nhiên, theo Julien Brun, đối tác quản lý tại công ty tư vấn chuỗi cung ứng CEL, các tuyên bố của các nhóm vận động hành lang phần lớn nhằm tác động đến các quyết định chính sách.

 

Ông nói với The Loadstar: “Đó là lời tuyên bố hợp lý, nhưng trên thực tế, phải mất hàng tháng hoặc hàng quý để chuyển hoạt động sản xuất sang một quốc gia khác và điều đó tốn rất nhiều tiền.”

“Với sự tiến bộ về tiêm chủng ở Việt Nam, mọi thứ sẽ trở lại gần bình thường vào cuối năm, vì vậy không có động lực thiết thực để chuyển nhà máy.”

 

Ông Brun lưu ý, một số đơn đặt hàng đã tạm thời chuyển đi để bù đắp cho công suất giảm trong nước, với các thương hiệu may mặc đang tìm nguồn cung ứng tại Bangladesh, Ấn Độ, Thổ Nhĩ Kỳ và Trung Quốc.

Ông cho biết thêm: “Tuy nhiên, đối với một số sản phẩm như giày dép, nội thất, điện tử thì trình độ và giá thành lao động của Việt Nam khó có thể so sánh được.

 

“Tất nhiên, nếu sự hạn chế vận chuyển vẫn tiếp tục kéo dài vượt quá cuối năm, và kế hoạch mở cửa trở lại vẫn còn mờ mịt, thì thực sự các công ty sẽ mất niềm tin và rời khỏi Việt Nam.”

Jan Segers, Giám đốc quốc gia Việt Nam tại Noatum Logistics, cho biết bất kỳ sự thay đổi nào về nguồn cung ứng sẽ phụ thuộc vào chi phí và chất lượng sản xuất, hơn là tình hình với Covid. Tuy nhiên, ông này cho biết thêm, giá cước vận chuyển mà khách hàng phải trả hiện vẫn “không cải thiện” được tình hình.

Một chủ hàng đồ nội thất địa phương cho biết trước đây cô ấy đã trả từ 4.000 đến 5.000 đô la Mỹ cho một container đến Mỹ, hiện có giá 20.000 đô la.

 

“Thêm vào thời gian chờ đợi lâu và các nhà máy không có công nhân, hoặc không thể tìm thấy nguồn nguyên liệu và tôi đã có khách hàng hủy đơn đặt hàng vì hiện nay giá làm ghế ở Mỹ rẻ hơn”.

 

Nguồn: theloadstar.com

Viết bởi: Sam Whelan


Tin tức liên quan

TÀU CHỞ HÀNG MSC MẮC CẠN TRÊN KÊNH ĐÀO SUEZ
TÀU CHỞ HÀNG MSC MẮC CẠN TRÊN KÊNH ĐÀO SUEZ

870 Lượt xem

Vào Chủ nhật, một con tàu container khổng lồ mắc cạn trong Kênh đào Suez. Tuy nhiên, lần này xảy ra rất ít gián đoạn, con tàu nhanh chóng thoát khỏi chỗ đó và tiếp tục hành trình.

THAM VỌNG CỦA HÃNG TÀU HMM TRONG CUỘC ĐUA TRỞ THÀNH MỘT CÔNG TY LOGISTICS TOÀN DIỆN.
THAM VỌNG CỦA HÃNG TÀU HMM TRONG CUỘC ĐUA TRỞ THÀNH MỘT CÔNG TY LOGISTICS TOÀN DIỆN.

2418 Lượt xem

Trong thông điệp năm mới gửi tới nhân viên, Giám đốc điều hành HMM Jae Hoon Bae cho biết hãng vận tải đường biển sẽ không dừng lại trong lĩnh vực vận chuyển bằng tàu biển mà sẽ tham vọng thực hiện chiến lược “hậu cần toàn diện” để xây dựng một tương lai lớn hơn.

YANG MING 'CHỊU ÁP LỰC' KHI CÁC CHỦ HÀNG YÊU CẦU CẮT GIẢM GIÁ CƯỚC HỢP ĐỒNG
YANG MING 'CHỊU ÁP LỰC' KHI CÁC CHỦ HÀNG YÊU CẦU CẮT GIẢM GIÁ CƯỚC HỢP ĐỒNG

1163 Lượt xem

Giám đốc điều hành Yang Ming - Chang Chao-feng đã thừa nhận rằng khi giá cước giao ngay đã giảm, hãng vận tải đang chịu áp lực từ các chủ hàng yêu cầu đàm phán lại giá hợp đồng.


Bình luận
  • Đánh giá của bạn
Đã thêm vào giỏ hàng