Đài Bắc “bắt sóng” kiềm chế lạm phát vận tải container

Chính phủ Đài Loan đã cùng với các đối tác của mình ở Trung Quốc, Mỹ và Hàn Quốc can thiệp để hạ nhiệt thị trường vận tải container quá nóng.

Bị ảnh hưởng bởi việc tăng giá cước và giảm độ tin cậy của dịch vụ, Đài Bắc đã hành động để bảo vệ ngành xuất khẩu của mình. Hình ảnh : Tổng công ty cảng container cảng Đài Bắc

 

Chính phủ Đài Loan đã cùng với các đối tác của mình ở Trung Quốc, Mỹ và Hàn Quốc can thiệp để hạ nhiệt thị trường vận tải container quá nóng.

Bộ Giao thông và Truyền thông (MOTC) vào ngày 18 tháng 12 cho biết các quan chức của họ đã gặp đại diện của tất cả các nhà khai thác tàu Đài Loan, vào ngày 1 tháng 12, do Cục Cảng hàng hải (MPB Maritime Port Bureau) chủ trì, thúc giục họ triển khai thêm tàu, dù thuộc sở hữu hay thuê tàu, để cung cấp thêm năng lực cho các nhà xuất khẩu trong nước.

MOTC cho biết, “Trong cuộc họp, các nhà khai thác tàu đã được yêu cầu tăng năng lực vận chuyển và ưu tiên các vị trí cho các nhà xuất khẩu và chủ hàng Đài Loan, đồng thời minh bạch các chi phí vận chuyển để đảm bảo có chỗ và mức độ sẵn sàng của container.”

Để đối phó với khiếu nại của các nhà xuất khẩu rằng họ không thể lấy được container kịp thời, MPB sẽ đóng vai trò trung gian giữa các nhà xuất khẩu và các nhà khai thác tàu – liner operator để tạo điều kiện cho hàng hóa lưu thông thuận lợi, nhằm duy trì tăng trưởng kinh tế.

Trong khi nhiều nhà khai thác tuyến chính bị cáo buộc trục lợi, MOTC cho biết các nhà khai thác tuyến Đài Loan đã và đang cung cấp nhiều container cho các chủ hàng trong nước hơn so với các hãng vận tải nước ngoài. Từ tháng 9 đến tháng 11, lượng container xuất khẩu của các hãng vận tải Đài Loan đã tăng 27% so với một năm trước, trong khi các hãng vận tải nước ngoài giảm 23%.

MOTC cho biết, “Ngoài việc yêu cầu các hãng vận tải nâng cao năng lực bằng cách triển khai các tàu hiện có, mua lại tàu cũ và thuê tàu, chúng tôi đang tìm cách xúc tiến việc trả lại các container rỗng để đẩy nhanh nguồn cung container. Chúng tôi sẽ tiếp tục thúc giục các nhà khai thác tàu tăng cung cấp các công-te-nơ để đảm bảo rằng tất cả các mặt hàng xuất khẩu có thể được vận chuyển kịp thời ”.

Thừa nhận rằng giá container tăng là do động lực của thị trường, MOTC kêu gọi các nhà khai thác tuyến hãy công bằng và không cơ hội.

Bộ cho biết: “Bất kỳ việc tăng giá cước nào cũng phải được giải thích cụ thể với các chủ hàng, phù hợp với Luật Thương mại Công bằng.

Martina Li

Phóng viên Châu Á

Theo container-news.com


Tin tức liên quan

SCFI LẦN ĐẦU VƯỢT MỐC 4.000
SCFI LẦN ĐẦU VƯỢT MỐC 4.000

2057 Lượt xem

Chỉ số vận tải hàng hóa có container tại Thượng Hải (SCFI) -chỉ số tham chiếu điểm chuẩn- lần đầu tiên vượt mốc 4.000 điểm vào ngày 16/7/2021, tăng gấp 4 lần mức trung bình lịch sử với các hãng vận tải mà hiện giờ chắc chắn ghi nhận năm có lợi nhuận cao nhất trong lịch sử của họ. 

TÌNH TRẠNG TẮC NGHẼN Ở TRUNG QUỐC GIẢM BỚT SAU KHI BÙNG NỔ HÀNG HÓA DỰ KIẾN KHÔNG THÀNH
TÌNH TRẠNG TẮC NGHẼN Ở TRUNG QUỐC GIẢM BỚT SAU KHI BÙNG NỔ HÀNG HÓA DỰ KIẾN KHÔNG THÀNH

1456 Lượt xem

Tình trạng tắc nghẽn cảng của Trung Quốc đang giảm bớt khi sự bùng nổ hàng hóa sau đóng cửa của Thượng Hải không thành hiện thực và quá trình phục hồi chuỗi cung ứng container của thành phố dường như không bị ảnh hưởng bởi sự cố đột ngột quay trở lại phong toả tuần trước.

 

Nikkei: Việt Nam là nền kinh tế duy nhất chiến thắng đại dịch ở ASEAN
Nikkei: Việt Nam là nền kinh tế duy nhất "chiến thắng" đại dịch ở ASEAN

1948 Lượt xem

Xuất khẩu của Việt Nam đã tăng 9,9% trong năm vào tháng 10 lên 26,7 tỷ USD, và Bộ Công Thương dự kiến ​​mức tăng cả năm từ 3 - 4 %.


Bình luận
  • Đánh giá của bạn
Đã thêm vào giỏ hàng