Ai chịu trách nhiệm cho tàu Ever Given bị mắc cạn ?

Ever Given thuộc top tàu container lớn nhất thế giới hiện nay (Golden-class) và là một trong những tàu lớn nhất thế giới còn hoạt động. Siêu tàu này thuộc sở hữu của công ty Shoei Kisen Kaisha (Nhật) và đang được thuê bởi công ty vận chuyển Evergreen Marine.

Trước tiên hãy tìm hiểu sơ lược về tàu Ever Given và tại sao nó lại mắc kẹt ở kênh đào Suez

Ever Given thuộc top tàu container lớn nhất thế giới hiện nay (Golden-class) và là một trong những tàu lớn nhất thế giới còn hoạt động. Siêu tàu này thuộc sở hữu của công ty Shoei Kisen Kaisha (Nhật) và đang được thuê bởi công ty vận chuyển Evergreen Marine.

 

Ever Given có chiều dài tổng thể 399,9 m, nơi rộng nhất là 58,8 m, sâu 32,9 m và độ mớn nước 14,5 m. Siêu tàu này dài gần bằng 4 sân bóng đá chuẩn quốc tế, mỗi sân dài 105 m. Tàu có tổng tải trọng 220.940 tấn và sức chứa 20.124 thùng container (loại 6,1 m)

 

Nguyên nhân tàu bị mắc kẹt tại kênh đào được Cơ quan quản lý Kênh đào Suez (SCA), gió mạnh và bão cát gây cản trở tầm nhìn được cho là nguyên nhân khiến con tàu dài 400 m, rộng 59 m và có thể chở 224 nghìn tấn hàng hóa này di chuyển chệch hướng, nghiêng sang một bên và mắc cạn .Nhưng cũng có người đặt câu hỏi về việc liệu có phát sinh trục trặc trong quá trình giao tiếp hay không, hai hoa tiêu này và thuyền trưởng của Ever Given có nhiều kinh nghiệm với kênh đào Suez không, cũng như những thách thức họ đối mặt khi điều khiển một siêu tàu như Ever Given là gì. 

 

 

Ai chịu trách nhiệm về việc tàu Ever Given bị mắc cạn ? Và ai sẽ bồi thường thiệt hại?

Đây là một chủ đề phức tạp vì thuyền trưởng là người Ấn Độ, hoa tiêu kênh đào là người Ai Cập, chủ tàu và thợ đóng tàu là người Nhật, người điều hành là người Đức, công ty bảo hiểm là người Anh, người thuê tàu là người Đài Loan, hàng hóa là của người Trung Quốc, người cứu hộ là người Hà Lan, con tàu là của người Panama, và xã hội phân loại quan trọng nhất là người Mỹ.

 

Hãng tin Bloomberg dự đoán sắp tới sẽ có hàng ngàn hợp đồng bảo hiểm được lật lại để truy tìm bên chịu trách nhiệm. Các khoản bồi thường thiệt hại từ vụ việc này có thể lên đến hàng triệu USD.

 

Hãng tàu Evergreen Line (Đài Loan), công ty thuê và vận hành tàu Ever Given, cho biết phía chủ sở hữu con tàu, Hãng Shoei Kisen Kaisha (Nhật Bản), sẽ chịu trách nhiệm cho bất cứ thiệt hại nào.

 

Đáp lại, tuy nhận một phần trách nhiệm, Shoei Kisen Kaisha cũng nói thêm rằng phía công ty thuê tàu của họ cần làm việc với chủ nhân các lô hàng về việc đền bù thiệt hại.

 

Trong khi đó, chính sách của Cơ quan quản lý kênh đào Suez (SCA) quy định thẳng rằng họ sẽ không phải chịu trách nhiệm, ngay cả khi hoa tiêu của SCA góp phần khiến tàu mắc cạn.

 

Câu chuyện bồi thường có thể trở thành một quy trình rối rắm. Ngoài chủ nhân của hàng hóa trên Ever Given, các tàu thuyền không thể di chuyển qua kênh đào Suez cũng sẽ tìm kiếm bồi thường từ công ty bảo hiểm của họ.

 

Những công ty bảo hiểm này sau đó sẽ đệ đơn kiện các bên chịu trách nhiệm với Ever Given, bao gồm chủ sở hữu và các công ty thuê tàu. Các bên chịu trách nhiệm sẽ tiếp tục tìm đến các công ty bảo hiểm của họ để được bảo vệ.

 

Theo Bloomberg, khâu bồi thường sẽ phức tạp hơn rất nhiều nếu vụ tàu Ever Given được công bố áp dụng quy trình tổn thất chung (general average).

 

 

 

Ông Marcus Baker, người đứng đầu mảng hàng hải của Hãng bảo hiểm Marsh, cảnh báo “có thể mất nhiều năm” để tất cả các bên biết rõ quyền lợi và trách nhiệm của họ trong sự cố này.

 

 

 

 

 

 

 

Theo luật sư Torgeir Willumsen đến từ Hãng luật Simonsen Vogt Wiig (Na Uy), chủ sở hữu Ever Given cũng có thể yêu cầu chủ các lô hàng hỗ trợ chi phí giải cứu con tàu theo tổn thất chung. Các hãng thuê có thể đòi chủ sở hữu Ever Given bồi thường theo hợp đồng thuê tàu, đội cứu hộ có thể đòi phí cứu hộ.

 

 

Trong khi đó, SCA có thể yêu cầu bồi thường cho thiệt hại của kênh đào, chi phí và thất thoát doanh thu.

“Điều quan trọng cần lưu ý là tàu thuyền nhìn chung chỉ cần chịu một phần trách nhiệm trong các yêu cầu đòi bồi thường phát sinh từ việc vận hành tàu. Ngay cả phần trách nhiệm này cũng được bảo hiểm”, ông Willumsen trả lời chuyên trang hàng hải ShippingWatch.

Theo luật sư trên, dù trách nhiệm bồi thường còn phụ thuộc vào hoàn cảnh cụ thể, quy định chung là “nếu có thiệt hại phát sinh vì lỗi điều hướng, phía chịu trách nhiệm tổ lái sẽ là bên chịu trách nhiệm cho tai nạn”. Ông giải thích thêm rằng người chủ sở hữu hoặc các bên thuê tàu sẽ là người chịu trách nhiệm trong những trường hợp này.

Link youtube tham khảo : https://www.youtube.com/watch?v=ltdHRdtEHE4

Source : gcaptain.com

Tác giả : John Konrad (27/3/2021)  


Tin tức liên quan

Tàu chở hàng rời bị giam tại Antwerp’s Liberation Dock cho thấy những khó khăn liên tục thay đổi thủy thủ đoàn
Tàu chở hàng rời bị giam tại Antwerp’s Liberation Dock cho thấy những khó khăn liên tục thay đổi thủy thủ đoàn

3370 Lượt xem

Con tàu đã bị giam giữ tại Antwerp – Bỉ Châu Âu vào cuối tháng trước tại Bến tàu Liberation, sau khi người ta tìm thấy một số thủy thủ đoàn Việt Nam phục vụ trên tàu đã làm việc không ngừng nghỉ trong 21 tháng. Tất cả  thủ đoàn đã làm việc tốt trên sự mong đợi so với hợp đồng của họ.

YANG MING GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI VI PHẠM HỢP ĐỒNG TỪ CHỦ HÀNG MỸ
YANG MING GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI VI PHẠM HỢP ĐỒNG TỪ CHỦ HÀNG MỸ

737 Lượt xem

Công ty Yang Ming giải quyết tranh chấp dân sự thông qua hòa giả ngoài Tòa án với một chủ hàng khả định họ là nạn nhân của hành vi thao túng giá cả thời đại dịch.

 

MÙA CAO ĐIỂM LÀ GÌ?
MÙA CAO ĐIỂM LÀ GÌ?

1678 Lượt xem

Với việc hàng tồn kho đang tăng cao và sự gián đoạn đã cho thấy phần nào sự khó khăn vận chuyển. Các chuyên gia đang mang chờ một con tàu chuyên biệt để vận chuyển vào mùa cao điểm trong năm 2022.


Bình luận
  • Đánh giá của bạn
Đã thêm vào giỏ hàng