Thương vụ Hà Lan tiếp tục cảnh báo đến các doanh nghiệp giao dịch với đối tác thông qua mạng Internet

Thương vụ tại Hà Lan tiếp tục lưu ý các doanh nghiệp Việt Nam cần hết sức cảnh giác trong giao dịch với những công ty mới quen biết, lấy địa chỉ trên Internet.

Như đã thông báo một số lần về một số trường hợp lừa đảo công ty tại Việt Nam trong hoạt động xuất nhập khẩu, ngày 26/10/2020 Thương vụ tại Hà Lan nhận được đề nghị của 1 doanh nghiệp Việt Nam nhờ kiểm tra một doanh nghiệp Hà lan trong giao dịch nhập khẩu gỗ có tên là R.Van Ree Beheer B.V; địa chỉ tại Corneillelaan 2, 1181 LG Amstelveen, Netherlands;

 

 

Điện thoại di động sử dụng whatsap +31644727115 và số cố định +31-20-8946374 (như ghi trên email giao dịch) website https://rvrbbv.com và số cố định +31-20-2623927 (như ghi trên website). Khi truy cập website thấy quảng bá bán nhiều loại nông sản và gỗ, trông rất bắt mắt.

 

Diễn biến vụ việc: đối tác Hà lan yêu cầu công ty Việt nam đặt cọc 50% tiền hàng, sau đó lại yêu cầu thanh toán chuyển tiền tiếp 50% còn lại trị giá hợp đồng; rồi tiếp tục yêu cầu phải thanh toán 5 nghìn USD do hàng bị giữ tại cảng. Công ty Việt nam do đã thanh toán đủ 100% tiền hàng nên không đồng ý chuyển tiền thêm nữa và viết thư đề nghị Thương vụ giúp kiểm tra. Theo yêu cầu của công tyViệt nam, Thương vụ đã triển khai một số bước như nêu dưới đây để kiểm tra tính xác thực cũng như thực chất của giao dịch này như sau:

 

 

1/ Kiểm tra tư cách pháp nhân của công ty R.Van Ree Beheer B.V tại cơ sở dữ liệu đăng ký thành lập doanh nghiệp của phòng Thương mại Hà lan www.kvk.nl thì cho thấy, đây là một công ty có tư cách pháp nhân được thành lập 1991, của 1 người, lĩnh vực kinh doanh là đầu tư tài chính, có địa chỉ tại Corneillelaan 2, 1181 LG Amstelveen. Lĩnh vực hoạt động theo đăng ký kinh doanh là đầu tư tài chính. Ngay trong chiều ngày 26/10/2020, Thương vụ cũng đã đến tại địa chỉ đó và chụp ảnh và cho thấy đây là nhà riêng (công ty 1 người thường làm việc ngay tại nhà). Như vậy không có liên quan gì đến xnk rất nhiều loại thực phẩm và gỗ (như trong website). Có thể ai đó dùng tên một công ty có thật để lừa đảo

 

2/ Thương vụ cũng đã gọi điện thoại nhiều lần vào số di động mà hay whatsaps mà đối tượng giao dịch với công ty Việt nam là số +31644727115 và số cố định +31-20-8946374 (như ghi trên email giao dịch) và số cố định trên websitehttps://rvrbbv.com +31-20-2623927 thì đều không có tín hiệu.

 

3/ Cảm quan đánh giá các chứng từ mà công ty Việt nam gửi cho Thương vụ được nhận định đều là chứng từ giả.

 

4/ Thông thường công ty thành lập tại Hà lan phải đăng ký tài khoản ngân hàng tại ngân hàng tại Hà lan, trong khi đó đối tượng giao dịch với cty Việt nam lại yêu cầu phía VN thanh toán vào tài khoản tại ngân hàng ở Thụy Điển

 

 

Do vậy, Thương vụ tại Hà Lan tiếp tục lưu ý các doanh nghiệp Việt Nam cần hết sức cảnh giác trong giao dịch với những công ty mới quen biết, lấy địa chỉ trên Internet, có trường hợp lấy từ mạng Alibaba; hoặc chưa có giao dịch làm ăn với nhau; trước khi tiến hành các cam kết làm ăn với hoặc chuyển tiền trả trước cho các doanh nghiệp dạng này, công ty Việt Nam nên tiến hành một số bước kiểm tra đơn giản như nêu dưới đây để xác thực sơ bộ về công ty/đối tác nước ngoài; sau đó có thể tiếp tục liên hệ với Thương vụ để tham vấn cũng như tìm hiểu về sự tồn tại và tính hợp pháp của đối tác Hà lan cũng như rủi ro có thể xảy ra.

 

Một số thao tác kiểm tra sơ bộ:

Tra cứu địa chỉ công ty/ đối tác nước ngoài trên Google xem hình ảnh google map có văn phòng, biển hiệu công ty hay không; Số điện thoại liên hệ có số cố định không hay chỉ có số di động. Nếu có số cố định nên gọi điện thoại kiểm tra vài lần xem có người trực điện thoại hoặc trả lời các câu hỏi của cty Việt Nam.

 

Địa chỉ email giao dịch có sử dụng tên miền đăng ký hay chỉ là địa chỉ miễn phí như yahoo.com, Hotmail, gmail v.v.

Công ty được thành lập ở quốc gia nào thì thường phải mở tài khoản giao dịch ở nước đó, trường hợp công ty ở Hà lan mà ngân hàng thanh toán lại ở một nước khác thì phải đặt dấu hỏi ngay

Nguồn: www.moit.gov.vn


Tin tức liên quan

Cảnh báo cho các công ty dịch vụ vận chuyển hàng hoá: một cơn bão khủng hoảng sắp xảy ra đối với chuỗi cung ứng của Hoa Kỳ
Cảnh báo cho các công ty dịch vụ vận chuyển hàng hoá: một cơn bão khủng hoảng sắp xảy ra đối với chuỗi cung ứng của Hoa Kỳ

697 Lượt xem

Các chuỗi cung ứng của Hoa Kỳ đang đối mặt với một vài thách thức bao gồm việc nhu cầu tiêu thụ hàng hoá giảm, chiến tranh tại Ukraine và lạm phát gia tăng. Tuy nhiên, một cuộc đình công tiềm ẩn của UPS – cùng với khả năng Yellow Freight vỡ nợ – có thể tạo ra một cơn bão khổng lồ gây khủng hoảng kinh tế.

“Trượt” lịch trình và lấp đầy tàu trống khi các hãng vận tải biển kéo dài thời gian vận chuyển
“Trượt” lịch trình và lấp đầy tàu trống khi các hãng vận tải biển kéo dài thời gian vận chuyển

2878 Lượt xem

Nếu bạn phải chờ đợi xuống hàng ở một cảng của Vương Quốc Anh trong một tuần và cuối cùng quyết định nhảy cảng bỏ qua và không xuống hàng ở Zeebrugge, Rotterdam hoặc Bremerhaven, thì lịch trình sẽ hoàn toàn hỏng nát” một nhà cung cấp dịch vụ Châu Á-Bắc Âu chia sẻ.

CEO HAPAG-LLOYD: 'HÃY NHÌN VÀO CHI PHÍ' VÌ GIÁ CƯỚC VẬN TẢI 'KHÔNG BỀN VỮNG'
CEO HAPAG-LLOYD: 'HÃY NHÌN VÀO CHI PHÍ' VÌ GIÁ CƯỚC VẬN TẢI 'KHÔNG BỀN VỮNG'

817 Lượt xem

Hapag-Lloyd chứng kiến ​​lợi nhuận ròng trong quý hai giảm 77% so với cùng kỳ năm trước, xuống còn 1,1 tỷ USD, mặc dù được hưởng lợi từ khoản lãi ròng và các hạng mục tài chính khác tăng 212 triệu USD.

 


Bình luận
  • Đánh giá của bạn
Đã thêm vào giỏ hàng