Thủ tướng yêu cầu nghiên cứu giải pháp hạ nhiệt cước tàu biển sau phản ánh của TBKTSG

(TBKTSG Online) - Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc giao các Bộ Giao thông vận tải, Tài chính nghiên cứu các giải pháp để hạ nhiệt giá cước tàu biển đang tăng phi mã sau phản ánh của TBKTSG Online.

 

Ngày 28-1, Văn phòng Chính phủ có văn bản số 705 gửi Bộ Giao thông vận tải, Bộ Tài chính nghiên cứu nghiên cứu các giải pháp để hạ nhiệt giá cước tàu biển đang tăng phi mã.

Văn bản của Văn phòng Chính phủ có nêu, Báo điện tử của Thời báo Kinh tế Sài Gòn ngày 14-1-2021 có bài viết: “Giải pháp nào hạ nhiệt giá cước tàu biển đang tăng phi mã?”. Trong đó một số hiệp hội, ngành hàng đề xuất các giải pháp đồng bộ: chủ hàng giải phóng nhanh, kêu gọi hãng tàu giảm cước, các cơ quan nhà nước giải quyết nhanh các container tồn đọng để có vỏ rỗng; về lâu dài cần xây dựng nhà máy sản xuất vỏ container tại Việt Nam để chủ động trong xuất khẩu.

Về vấn đề này, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc giao Bộ Giao thông vận tải, Bộ Tài chính nghiên cứu, xử lý.

Trước đó, tại buổi làm việc giữa Cục Hàng hải Việt Nam (Bộ Giao thông Vận tải), Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) với các hãng tàu và các hiệp hội tại TPHCM, một số hiệp hội, ngành hàng đề xuất cơ quan nhà nước cần giải quyết nhanh các container tồn đọng tại cảng để có vỏ container rỗng; kêu gọi các hãng tàu nhanh chóng giảm giá để bình ổn giá cước. Về lâu dài cần xây dựng nhà máy sản xuất vỏ container tại Việt Nam.

Theo phản ánh của nhiều doanh nghiệp giá cước tàu biển vài tháng gần đây có sự tăng bất hợp lý. Ông Nguyễn Như Khuê, Giám đốc Công ty TNHH Công nghệ Hóa nhựa Bông Sen cho biết, vào cuối tháng 9-2020, giá cước tàu biển đi châu Âu chỉ 1.500 đô la Mỹ/container nhưng hiện nay đã tăng lên 8.000 đô la/container, tức là tăng gấp 5 lần. Trong khi giá dầu không tăng, tàu không cắt giảm vậy là lý do gì?

Tương tự, bà Huỳnh Thị Mỹ, Tổng thư ký Hiệp hội Nhựa Việt Nam, phản ánh rằng giá cước tàu tăng gấp 5-7 lần trong thời gian ngắn là một điều chưa từng có trước đây.Vào tháng 8-2020, giá cước từ TPHCM đi châu Âu chỉ từ 2.300 đô la đến tháng 12-2020 đã tăng lên 10.200 đô la/contianer 40 feet; còn giá cước từ TPHCM đi Mỹ, tháng 8-2020 từ 1.500 đô la đến tháng 12-2020 tăng lên từ 5.800-6.000 đô la/ container.

Cước vận tải biển tăng gấp 3, gấp 4 lần đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình hình hoạt động của các doanh nghiệp ngành nhựa. Hiện các nhà mua hàng đã tạm hoãn nhập hàng vì cước tàu tăng, dẫn đến doanh nghiệp tồn kho lớn.

“Nhiều doanh nghiệp có hợp đồng xuất đi Mỹ đã ký theo năm phải giảm đến 8% giá trị lô hàng để chia sẻ cước tàu với nhà mua hàng. Điều này dẫn đến doanh nghiệp bán hàng gần như không có lợi nhuận. Số lượng hàng tồn kho so với thời điểm này năm ngoái tăng lên 50% ảnh hưởng đến dòng tiền, doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp”, bà Mỹ cho biết.

Liên quan đến giá cước vận tải biển và phụ phí tăng cao, đặc biệt là hiện tượng tăng giá thuê tàu và container cũng như các giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn cho hoạt động xuất khẩu hàng hóa, ông Hoàng Hồng Giang, Phó Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam (Bộ Giao thông Vận tải) cho biết Cục Hàng hải đã phối hợp với Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) tổ chức cuộc họp với các cơ quan, doanh nghiệp bàn về vấn đề này.

Theo TTXVN, Cục Hàng hải Việt Nam đã kiến nghị lập tổ công tác thanh tra, kiểm tra việc tăng giá cước vận tải và các loại phụ thu ngoài giá cước của các hãng tàu có tuyến dịch vụ đi châu Âu, châu Mỹ.

Lê Anh

thesaigontimes.vn


Tin tức liên quan

NHỮNG CON SỐ ĐẰNG SAU SỰ TĂNG TRƯỞNG PHI THƯỜNG CỦA HÃNG TÀU MSC
NHỮNG CON SỐ ĐẰNG SAU SỰ TĂNG TRƯỞNG PHI THƯỜNG CỦA HÃNG TÀU MSC

1102 Lượt xem

Đã có nhiều bài báo viết về sự tăng trưởng của đội tàu Công ty Vận tải Địa Trung Hải (MSC) điều hành bởi Gianluigi Aponte trong thời kỳ bùng nổ của ngành vận tải container.

HÃNG VẬN CHUYỂN ONE ‘TÍCH CỰC THEO ĐUỔI M&A’
HÃNG VẬN CHUYỂN ONE ‘TÍCH CỰC THEO ĐUỔI M&A’

1076 Lượt xem

Một trong những công ty vận tải đường biển lớn nhất thế giới, Nippon Yusen Kaisha (NYK) của Nhật Bản đã tiết lộ kế hoạch kinh doanh trung hạn mới nhất của mình đến năm 2026, nhằm mục đích đưa công ty trở thành công ty dẫn đầu trong lĩnh vực khử cacbon.

 

TỪ ĐẦU NĂM ĐẾN GIỜ CÁC CẢNG CỦA TRUNG QUỐC TIẾP NHẬN 245 TRIỆU TEU PHẦN LỚN Ở THƯỢNG HẢI, NINH BA VÀ THÂM QUYẾN
TỪ ĐẦU NĂM ĐẾN GIỜ CÁC CẢNG CỦA TRUNG QUỐC TIẾP NHẬN 245 TRIỆU TEU PHẦN LỚN Ở THƯỢNG HẢI, NINH BA VÀ THÂM QUYẾN

938 Lượt xem

Sản lượng container của các cảng Trung Quốc đạt 244,9 triệu TEU từ tháng 1 đến tháng 10 năm 2022, cho thấy mức tăng 4% so với cùng kỳ năm ngoái.


Bình luận
  • Đánh giá của bạn
Đã thêm vào giỏ hàng